MENU
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
ĐẠo LÝ GÓp NhẶt ĐÓ ĐÂy
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 6:55 PM | Message # 1
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
TỤNG - NIỆM, CÁI NÀO HƠN?

Một ông bạn hỏi Bác Hai:

– Theo ý anh tụng – niệm, cái nào hơn?

Bác trả lời:

– Hai cái đó chẳng có cái nào hơn cái nào cả. Hơn kém do sự dụng tâm của con người. Nếu mình niệm Phật mà thấm nhuần các đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật và đem ứng dụng vào đời sống, cái tác dụng đó mới đáng kể. Còn tụng kinh mà hòa nhập cuộc sống sát với nghĩa lý trong kinh thì sự tụng kinh ấy mới có giá trị.

Ngược lại, nếu niệm Phật mà không thể hiện được đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật; tụng kinh mà không thấu được nghĩa lý, không sống khế hợp với lời dạy trong kinh thì cũng như trả bài vậy thôi! Tóm lại, do dụng tâm đúng sai mà có hơn kém, chẳng phải do tụng hay niệm.

Ông ấy hỏi tiếp:

– Theo tôi nghĩ mình khởi tâm muốn niệm Phật là động. Niệm năm mười tiếng rồi khởi tâm niệm Phật thêm là động nữa. Vậy có phải động không?

Bác Hai đáp:

– Đúng rồi! Khởi tâm niệm Phật là động. Nhưng, thí dụ nhà hàng xóm gặp tai nạn nguy cấp, mình lo lắng cứu giúp lăng xăng thì đó là động mà lòng mình cảm thấy bình an. Thế là động, mà vẫn tịnh. Lại có khi mình ngồi không, chẳng làm gì hết lại không an.

...........

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 6:58 PM | Message # 2
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
SỐNG CHẾT LÀ MỘT

Có người hỏi:

– "Sống chết là một". Là sao Bác Hai?

Bác đáp:

– Mỗi một ngày qua, có thể nói mình sống thêm được một ngày, hay bảo rằng mình đã chết đi hết một ngày cũng đều đúng!|

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 6:59 PM | Message # 3
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
XIN MỘT LỜI KHUYÊN
Có mấy cháu đến nhờ Bác dạy cho những kinh nghiệm tu hành.

Bác trả lời:

– Bác chẳng có kinh nghiệm gì cả, chỉ coi Sấm giảng mà tu như mấy cháu vậy thôi.

Mấy cháu năn nỉ:

– Thôi thì Bác cho cháu một lời khuyên.

Bác nói:

– Việc tu hành điều quan trọng là phải thành thật với chính mình. Nếu không thành thật với mình thì không thể tu được. Với người, đôi khi ta có thể dấu được. Vì sao? Bởi có những sự thật không nên nói, vì nói không có lợi.

........

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:00 PM | Message # 4
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
ĐỐI LẬP

Một người có đầu óc canh tân cảm thấy chán nản vì hay bị chỉ trích. Minh Sư bảo ông ta: "Bạn hãy lắng nghe những lời nói của người chỉ trích. Người ấy tiết lộ những điều mà bạn bè che giấu bạn."

Nhưng Minh Sư cũng nói: "Bạn đừng để bị nặng lòng vì những điều mà người chỉ trích nói. Không bao giờ có ai dựng tượng để tôn vinh một người chỉ trích. Những bức tượng chỉ được tạc cho những người bị chỉ trích."

VÔ TẬN

Không thể nào thuyết phục Minh Sư nói về Thượng Đế hay những chuyện linh thiêng. Ngài nói: "Về Thượng Đế, chúng ta chỉ có thể biết là chúng ta không biết gì hết."

Ngày kia, ngài nói về một người đã suy nghĩ rất lâu và đã có rất nhiều thao thức trước khi trở thành đệ tử. "Anh ta đã đến học hỏi với thầy đây; và kết quả là anh ta chả học được điều gì hết."

Chỉ có vài đệ tử hiểu được: Những điều Minh Sư cần dạy bảo thì không thể nào học được. Cũng chẳng dạy được. Vì vậy điều mà người ta thực sự có thể học hỏi được từ nơi Minh Sư là không có gì cả.

...............

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:02 PM | Message # 5
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
GIÁC NGỘ

Minh Sư là người cổ võ cả kiến thức lẫn Minh Triết.

Khi được hỏi về điều đó, ngài trả lời: "Kiến thức có được bằng cách đọc sách hay lắng nghe các bài giảng thuyết."

“Còn Minh-Triết?"

“Bằng cách đọc một quyển sách, ấy là chính bản thân mình."

Sau khi suy nghĩ, ngài nói thêm: "Đây không phải là một công việc dễ dàng chút nào, bởi vì mỗi phút trong ngày đều phát hành một ấn bản mới về quyển sách đó!"

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:08 PM | Message # 6
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Nhà nho
Khi Sư viếng chùa Saniyùji ở Bijen, tất cả những nhà nho ở đấy chống Phật giáo nên ghét danh tiếng Sư, tìm cách hạ nhục. Họ đến tranh luận với ngài suốt gần 3 tháng.

Vào buổi thảo luận cuối cùng, Nakagawa người thủ lãnh trong đám nhà nho nói những người theo Phật Thích Ca là kẻ ăn bám.

Sư hỏi: Còn những người theo đạo Khổng thì thế nào?

Nakagawa trả lời: Giữ gìn trật tự trong vương quốc và bảo vệ quần chúng. (Trị quốc, bình thiên hạ.)

Sư bảo: Tôi nghe người nào muốn làm sáng cái đức sáng thì trước hết phải xếp đặt việc nhà (tề gia). Người nào muốn tề gia trước hết phải tu thân. Người nào muốn tu thân thì trước hết phải sửa tâm cho ngay thẳng (chánh tâm). Người nào muốn chánh tâm thì phải có ý định thành thực (thành ý). Thế mà về phần ông, ông muốn làm cho "thành thật" cái ý định gì, và với cái tâm nào ông làm việc đó?

Người kia không trả lời được. Sư cười lớn bảo: Nếu ông chưa hiểu được văn tự của bậc hiền nước Lỗ ở phương đông, thì làm sao ông có thể hiểu được ý nghĩa của Bồ Đề Đạt ma từ phương tây đến?

Nakagawa hoàn toàn bối rối, rút lui.

Từ đấy các nhà nho đem đệ tử đến học đạo với sư, lại còn theo sư tọa thiền.

NGÔN VÀ HÀNH

(Tài liệu linh tinh)

BANKEI

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:09 PM | Message # 7
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Tại trạm đổi ngựa

Trong thời kỳ hành cước (tục lệ ngày xưa, các thiền sư đi khắp nơi để hỏi đạo các thiền sư khác - ND.) khi Sư đi qua trạm ngựa Mino chân đã mỏi, ngài thuê một con ngựa để cỡi, nhưng ngay khi đó có một xe hàng quý giá đi đến và người lái ngựa nổi lòng tham, bèn lôi sư xuống khỏi yên để chở số hàng quý giá mang đi. Sư ngồi kiết già dưới trạm ngựa, trông hơi rầu rĩ.

Muốn an ủi sư, người phu trạm tiến lại hỏi "Thầy có giận không?" Sư trả lời "Vì việc lớn mong cầu giác ngộ mà tôi đã từ bỏ quê nhà, chống lại ước muốn của cha mẹ; thế mà nay tôi lại bất mãn vì chuyện nhỏ nhặt này! Tôi rất hối hận." Nói xong ngài đứng dậy bỏ đi. Và ngài thường bảo: "Từ lúc ấy trở đi tôi đã tuyệt gốc giận dữ."

Về sau khi sư ra giảng dạy, mỗi khi ngài đi qua trạm ấy, tất cả những người địa phương kéo đến thi lễ. Có một người tên Seisitchi dựng một gian chòi để dành cho sư. Mỗi khi sư đến, ông đem đồ cúng dường để chào đón. Ngày nay vẫn còn dấu tích.

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:10 PM | Message # 8
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
NHÂN TÍNH THEO VƯƠNG DƯƠNG MINH (1472-1528)

Theo Lịch Sử Triết Học Trung Quốc, như trên đã trình bày, Chu Hi và phái Lý Học chủ trương: Thực tại gồm hai thế giới (giống như triết học của Plato), một thế giới trừu tượng, lý tưởng, và một thế giới cụ thể. Nhưng Lục Cửu Uyên (1139-1192), cho rằng chỉ có một thế giới mà thôi: đó là “TÂM”. Do đó, ông lập ra Môn phái gọi là Tâm Học. Sau này, lý thuyết Tâm Học đã được phát huy thành hệ thống, nhờ có nhà đại nho, văn võ kiêm toàn, đời nhà Minh, là Vương Thủ Nhân, tức Vương Dương Minh (1472-1528). Sau đây, lần lượt, ta sẽ tìm hiểu: ý nghĩa của chữ Tâm là gì? Quan niệm của Ông về Nhân Tính thế nào? Và Ông đã cắt nghĩa Sách Đại Học để áp dụng vào việc tu dưỡng làm sao?

1. Quan Niệm về TÂM

Đối với phái Tâm Học và Vương Dương Minh, thì chỉ có Một Thế Giới là “TÂM” mà thôi! Vậy Tâm là gì? Trong con người, cái gì gọi là Tâm? Vương Dương Minh định nghĩa chữ Tâm:” Tâm không phải là một khối huyết nhục. Phàm chỗ tri giác là Tâm. Như tai mắt biết nghe biết trông, tay chân biết đau biết mỏi. Cái tri giác đó là Tâm vậy (Ngữ lục, III). Cái Tâm của người ta thiêng liêng sáng suốt, vạn lý vạn sự đều căn bản ở đó cả”(41). Do đó, ý nghĩa chữ Tâm ở đây không có nghĩa vật chất, và thường được dịch sang Anh ngữ là”Mind”, tức là Tâm Thần, Tâm Linh (Spirituality), hay Tâm Thức (Consciousness).”Từ cái” Tâm” của con người, ta biết được rằng trong Trời và Đất chỉ có Một Tâm Linh hay Tâm Thức. Vì phần thân xác, mà con người đã tự gián cách khỏi cái toàn thể. Tâm Linh hay Tâm Thức của tôi làm chủ Trời và Đất, quỉ thần, vạn vật..Nều Trời, Đất, quỉ thần và vạn vật tách khỏi Tâm Linh hay Tâm Thức của tôi, thì không còn Trời Đất, quỉ thần, vạn vật nữa. Và nếu Tâm Linh hay Tâm Thức của tôi mà gián cách khỏi Trời Đất, quỉ thần, vạn vật, thì nó cũng không còn nữa! Bởi vậy, hiện thực, tất cả là một thân thể, không thể tách rời khỏi nhau được”(42).

Tất cả vũ trụ này là một Toàn thể Tâm linh, trong đó chỉ có một thế giới, đó là thế giới cụ thể hiện hữu mà chúng ta đang cảm nghiệm thấy. Ngoài ra, không còn có chỗ nào dành cho thế giới trừu tượng, lý tưởng, “Lý” kia mà Chu Hi vẫn thường nói tới. Do đó, theo Vương Dương Minh, “Tâm” là “Lý” mà “Lý” là “Tính”, tất cả chỉ là Một. “ Tâm tức là Đạo, Đạo tức là Trời, biết Tâm thì biết Đạo và biết Trời”. Nói tóm lại,” Vương Dương Minh thuỷ chung theo cái thuyết “Thiên Địa Nhất Thể” và lấy cái nghĩa “Nhất dĩ Quán chi” của Khổng tử làm căn bản cho sự học của mình”(43)

.................

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:11 PM | Message # 9
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
2. Phương Pháp Tu Dưỡng

Vương Dương Minh chủ trương sự nhất thể của Trời Đất, và muôn vật luôn có sự thông cảm với nhau, vì đã là người thì tự nhiên động lòng thương xót khi thấy người khác, hay một con vật, hoa cỏ, ngay cả biển khơi, sông núi ...bị ô nhiễm, phóng xạ tàn phá (phong trào bảo vệ môi sinh). Do đó, mục đích của việc tu dưỡng là để bảo toàn sự nhất thể nguyên thuỷ của Trời Đất và vạn vật. Để đạt được cứu cánh trên, Vương Dương Minh đa đề xướng thuyết:”Trí Lương Tri” (Intuitive Knowledge).

Cũng như Chu Hi, Ông đã mượn những câu đầu của Sách Đại Học để giải thích và áp dụng vào chủ thuyết của Ông. Dĩ nhiên, cách diễn giải của ông có điều giống nhưng cũng có điều khác với phái Lý Học. Sách Đại Học, tiết 1 viết :” Đại Học chi Đạo, tại minh Minh Đức, tại Thân Dân, tại Chỉ ư Chí Thiện”, nghĩa là: đường lối tu dưỡng của Sách Đại Học dạy ta (ba cương lãnh), thứ nhất là làm sáng lên cái Đức Sáng, thứ hai là Thân thiện, yêu thương mọi người, thứ ba là dừng lại ở nơi điều Thiện Tuyệt Hảo. Ta sẽ lần lượt giải thích từng cương lãnh.

a. “Tại Minh Minh Đức” là gì?

Minh Đức là cái Đức Sáng Láng, chính là viên Ngọc Trân Châu, tiềm ẩn trong ta, cần được mài dũa cho lóng lánh, rực rỡ. Theo Vương Dương Minh, Minh Đức đây cũng là Trí Lương Tri, hay Lương Tâm, Luơng Năng của con người trong tình trạng nguyên thuỷ, hoàn toàn tốt đẹp, không bị vẩn đục bởi tình tư dục. Vì Bản Tâm vẫn còn tinh tuyền, lương thiện, nên tự nhiên ta dễ phân biệt được đâu là điều Thiện, đâu là điều Ác! Nhưng Lương Tâm chính trực, nguyên tuyền đó có thể ra tối tăm mờ ám bởi tính ích kỉ và lòng tham lam. Do đó, trong việc tu dưỡng, ta phải tẩy trừ lòng vụ lợi, tính toán, keo kiệt, để cho Lương Tâm, Lương Tri bộc phát một cách hồn nhiên. Bởi vậy, phương pháp tu luyện của họ Vương cốt yếu giúp ta trở lại tình trạng nguyên tuyền của Lương Tâm, Lương Tri, của Bản Tâm trong sáng, tức là cái “Minh Đức”, viên “Trân Châu” nơi con người vậy.

b. “Thân Dân” là gì?

Khi Lương Tâm không bị mờ ám bởi tư lợi, khi Lương Tri trong sáng như mặt gương phản chiếu, phân biệt rõ ràng điều Thiện, điều Ác, lúc đó con người mới hòa hợp, hợp nhất và cảm thông với Trời Đất, vạn vật. Nếu đã trở về cái Bản Tâm nguyên tuyền hiệp nhất đó, thì tất nhiên, ta phải thân thiện, yêu thương tha nhân để chứng tỏ rằng: nhân loại và vạn vật chỉlà một. Tình yêu bắt đầu từ yêu mến cha mẹ, anh chị em ruột thịt trong gia đình, nhưng cũng phải lan rộng ra người ngoài, rồi bao bọc, ôm ấp tất cả vũ trụ, động vật, cỏ cây, sông núi...

c. “Chỉ ư Chí Thiện” là gì?

Câu trên có nghĩa: dừng lại nơi điều Thiện tuyệt hảo. Tại sao? Vì ta lấy sự Thiện cao siêu nhất làm mục tiêu, và làm tiêu chuẩn, mẫu mực cho Minh Đức và Thân Dân. Do đó, Lương Tâm, Lương Tri, Lương Năng phải đạt tới chỗ Thiện Hảo nhất, không để cho một chút tư lợi nhỏ nhen nào làm mờ ám. Thân Dân, tức yêu tha nhân cũng phải vươn tới chỗ tuyệt vời nhất, không để cho dục vọng, ích kỉ, thiên vị chen lấn vào. Vì Bản Tâm, Bản Tính của con người là toàn thiện, nên ta phải lấy tiêu chuẩn “chí Thiện” mà đối xử với tha nhân, vạn vật, và chỉ dùng mẫu mực “chí Thiện” để đo lường, suy đoán mà thôi! Nếu ta thêm hoặc bớt điều gì vào tiêu chuẩn “chí Thiện”, thì đó là những tình ngang, ý trái, tư lợi. “ Chí Thiện đã phát ra, thì phải là phải, trái là trái, khinh, trọng, hậu, bạc...đều tuỳ cảm, tuỳ ứng biến động tuỳ hoàn cảnh, nhưng lúc nào cũng giữ được cái trung thiên nhiên. Đó là cái mực cùng tột của các hành động của người và của muôn vật (dân di vật tắc). Nếu có thêm bớt chút gì, đó là cái ý riêng, cái trí nhỏ, mà không phải là “chí Thiện” (toàn thiện)(44).

..............

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:12 PM | Message # 10
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
3. Phương Châm Giáo Dục

Ngoài ba “cương lãnh” trên, Vương Dương Minh cũng đề cập đến”tám điều mục”, tức là tám bực thang cần phải bước lên trên con đường giáo dục. Ông cũng dùng những câu đầu của Sách Đại Học, cắt nghĩa và áp dụng vào thuyết Trí Lương Tri.

Sách Đại Học, tiết 4 viết:” Cổ chi dục minh Minh Đức ư thiên hạ giả, tiên Trị kỳ Quốc, dục Trị kỳ Quốc giả, tiên Trị kỳ Gia, dục Trị kỳ Gia giả, tiên Tu kỳ Thân, dục Tu kỳ Thân giả, tiên Chính kỳ Tâm, dục Chính kỳ Tâm giả, tiên Thành kỳ Ý, dục Thành kỳ Ý giả, tiên Trí kỳ Tri, Trí Tri, tại Cách Vật”.

Dịch ý như sau: Cổ nhân muốn làm sáng tỏ cái Đức Sáng cho cả thế giới, thì tiên vàn phải biết cai trị nước mình, người muốn cai trị nước mình, thì tiên vàn phải sửa sang việc nhà cho ổn thoả đã, ai muốn sửa sang việc nhà, thì tiên vàn phải tu sửa chính bản thân mình đã, người muốn tu thân, thì tiên vàn phải có Tâm Hồn Chính Trực, ngay thẳng, người muốn có Tâm Trí ngay lành, tiên vàn phải có Ý Chí Thành Thật, người muốn có Ý Thành Thật, tiên vàn phải đạt tới (Trí) cái Hiểu Biết (Tri) Tột Độ, có đạt tới cái cái Hiểu Biết Tột Độ đó, là nhờ tại việc điều chỉnh các sự vật cho ngay chính tốt lành.

Trên đây là kiểu lý luận gọi là “liên châu luận” (sorite), các sư kiện liên hệ, ràng buộc lấy nhau, muốn có cái này thì phải có cái kia trước đã, hay cái này là điều kiện của cái kia. Và đi từ điều kiện căn bản đi lên, hay đi từ gốc lên ngọn. Trong việc giáo dục, tu đức, ta cần phải tuần tự tiến lên từng bước một, không thể “đốt giai đoạn được”. Sau đây, ta sẽ lần lượt trình bày chương trình tu dưỡng giáo dục của phái Tâm Học.

a. “Trí Tri” là gì?

Đối với Vương Dương Minh, “Trí Tri” nghĩa là “Trí Lương Tri”. “Trí” là đạt tới, đi tới tận cùng. Do đó, Trí Tri là đi tới tận cùng cái Lương Tri, Luơng Tâm, Luơng Năng, cũng là cái Nguồn Gốc của sự tri giác và hành động. Cho nên, sự giáo hóa, tu dưỡng chỉ gồm có việc theo Lương Tâm, Lương Tri mà hành động, ngoài ra, không còn việc gì khác nữa.

b. “Cách Vật” là gì?

Như trên ta thấy Chu Hi giải thích: “Cách Vật” là tìm hiểu sự vật. Nhưng theo họ Vương, chữ “Cách” có nghĩa là “Chính”, là làm cho ngay thẳng, tốt lành. “Vật” là “Việc”. Do đó, “Cách Vật” là chỉnh đốn “công việc” cho chính đáng, tốt. Vương Dương Minh cũng diễn giảng thêm: Lương Tri, Lương Tâm thì bao giờ cũng tốt, lại biết phân biệt điều Thiện, điều Ác, vì nó là Bản Tâm, Bản Thể của con người và của vũ trụ. Tất cả những hoạt động do Lương Tâm phát hiện ra gọi là “Ý” hay “Ý niệm”. Đối tượng của “Ý” là “Vật”, tức là “công việc” mà ta có “Ý” hướng về, hay thực hành.

Tuy Lương Tri, Lương Tâm lúc nào cũng tốt, cũng ngay chính, nhưng “Ý niệm” và “ công việc” thì có thể hoặc tốt, hoặc xấu. Bởi vậy, khi Ý niệm phát sinh ra điều gì mà Lương Tri, Lương Tâm đã cho biết là điều Ác rồi, nếu ta không cấp tốc và thành thật loại bỏ ngay điều Ác đó, lại còn noi theo mà thực hiện việc đó, thì kết quả là ta đã làm cho Lương Tri, Lương Tâm ta ra mờ ám vậy. Trái lại, khi Ý niệm phát sinh ra điều gì mà Lương Tâm đã biết là điều Thiện, nếu không thực hành ngay, mà lại bỏ đi, thế là đã lầm lẫn lộn xộn, coi điều Thiện là điều Ác, và kết quả là Lương Tâm ta bị sai lạc.

c. “Thành Ý”, “Chính Tâm” là gì?

Thành Ý là ý niệm, ý chí phải hết sức thành thực. Chính Tâm là lòng phải ngay thẳng. Vương Dương Minh chủ trương: ta phải lấy lòng Thành và Lương Tâm sáng suốt mà “Trí Tri”và “Cách Vật”. Không được để cho tư lợi nhỏ nhen làm mờ ám Lương Tâm, hoặc thoái thác không thành thật thi hành ngay điều mà Lương Tri đã phán quyết.

d. “Tu Thân” là gì?

Tu Thân là sửa mình. Sửa mình là làm cho “ Minh Đức”, tức Lương Tri, Lương Tâm ở trong Bản Tâm ta được sáng ra, để nhìn rõ điều Phải, điều Trái. Nếu Bản Tâm, Bản Tính bị tư dục quấy phá, Tâm Tình rối loạn, không kiểm soát nổi, thì ta không thể thực hiện được các nhân đức khác. Bởi vậy, Tu Thân là căn bản, ai ai cũng phải làm trước khi tham gia vào các hoạt động cứu giúp người khác. Cổ nhân có câu:” Tự Thiên Tử, dĩ chí ư thứ dân, giai dĩ Tu Thân vi bản” (Từ vua đến người dân, mọi người đều phải lấy việc sửa mình (Tu Thân) làm gốc).

e. “Tề Gia”, “Trị Quốc”,” Bình Thiên Hạ” là gì?

Câu trên có nghĩa là: Chỉnh đốn việc gia đình cho ổn thỏa, tham gia việc chính trị, kinh tế trong nước, và góp phần vào việc duy trì hòa bình thế giới. Tất cả chương trình huấn luyện đó đều phát xuất từ lòng yêu tha nhân, Thân Dân, Bác Ái, muốn cứu giúp đời. Do đó, càng hăm hở cứu nhân độ thế, càng làm sáng lạng Lương Tri, Lương Tâm, tức Minh Đức ở trong Bản Tính của con người. Nhưng trong việc tu đức, cần phải theo thứ tự hợp lí, nghĩa là (chỉ có thể cho đi cái gì mình đã có ) tiên vàn, phải tu sửa chính bản thân, tâm hồn mình cho ngay chính, thành thật, để” Minh Đức”, tức viên Trân Châu được sáng láng; sau đó, mới có thể thu xếp việc nhà cho yên ổn; nếu còn thì giờ, tài năng thì tham gia việc xã hội, cộng đồng; sau cùng, nếu là bậc anh hùng vĩ nhân, thì xây dựng hòa bình cho thế giới. Trái lại, tự bản thân, không có Lương Tri, Lương Tâm ngay lành, lại cờ bạc, nghiện hút, đàng điếm, thì làm sao có thể dạy dỗ con cái trong gia đình được!

...............

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:13 PM | Message # 11
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
TOÁT LƯỢC CÁC ĐẶC ĐIỂM

Trên đây là những quan niệm triết lý về "Bản Tính và Địa Vị của Con Người" đứng trong vũ trụ, đã được các Nho gia tìm hiểu, tranh luận, trong nhiều thế hệ. Triết Lý Nhân Bản này, và phương pháp tu tâm dưỡng tính, đã đào tạo nên nhiều tâm hồn cao thượng, và nhiều vị anh hùng vĩ nhân, nhiều bậc quân tử thánh hiền cho Việt Nam, Trung Hoa. Sau đây là tóm lược mấy đặc điểm:

1. Tất cả các Nho gia, từ Khổng Tử đến các sĩ phu đều chủ trương: nhân loại chiếm một địa vị và một Bản Tính đặc biệt hơn loài cầm thú, thảo mộc. “Nhân Linh ư Vạn Vật”. Sỡ dĩ con người là cao quí, vì có phần Tâm Linh, có Lương Tâm, Trí Khôn biết phân biệt Phải/Trái, lại có Tình thương, Tình cảm.

2. Mạnh Tử cho rằng: Bản Tính Nhân Loại là Thiện, là Tốt. Ông lạc quan, tin tưởng vào Tình thuơng tự nhiên, hồn nhiên, bộc phát của Nhân Tính.

3. Trái lại, ông Tuân Tử, có vẻ bi quan về Bản Tính Nhân Loại, và chủ trương “Tính Ác”. Nhưng ông cũng lạc quan, vì tin rằng, có thể dùng Văn hóa, tức Tam Cương, Ngũ Luân, Ngũ Thường, Luật Pháp để đào luyện con người trở nên tốt được.

4. Đổng Trọng Thư đã dung hòa được hai lập trường đối nghịch trên. Theo ông, mỗi chủ trương có cái đúng, nhưng cũng có điều thiếu sót. Ông không đồng ý với Tuân Tử, vì nếu con người hoàn toàn là xấu tự trong bản Tính, thì làm sao có thể trở thành tốt được? Ông cũng không hoàn toàn đồng ý với Mạnh Tử, vì con người mới chỉ có “mầm mống” của Thiện, chứ chưa có thật. Bởi vậy, cũng cần văn hóa, lễ nghĩa, giáo dục, thì mới giúp cho con người nên hoàn hảo được.

5. Chu Hi và phái Lý Học phân biệt: con người lý tưởng, và con người hiện thật; và trong con người, có phần “Lý” và phần”Khí”. Lý thuộc thế giới riêng biệt, và mỗi loài mỗi vật đều có cái”Lý” của nó, tức cái yếu tính. Trên hết có “LÝ THÁI CỰC”, bao trùm vũ trụ, vạn sự vạn vật. Con người mới có “Lý” thôi, là con người lý tuởng, chưa có thật. Muốn hiện thật như ta thấy bây giờ, cái “Lý” của con người cần đầu thai vào phần “Khí”. Phần “Lý” thì bao giờ cũng Tốt, nhưng phần “Khí”, là vật chất, là hoàn cảnh, môi sinh, xã hội, nên có thể tốt mà cũng có thể là xấu. Do đó, cần văn hóa, lễ nghĩa để tu luyện con người trở nên tốt, làm sáng tỏ phần “Lý”, cũng là “Lý Thái Cực”, hay viên Ngọc trong Nhân Tính.

6. Vương Dương Minh và phái Tâm Học chủ trương thuyết”Vạn vật nhất thể”, nghĩa là tất cả vũ trụ vạn vật chỉ có một thế giới mà thôi, tức là thế giới cụ thể mà ta nhận thấy. Nhưng thế giới đó là một vũ trụ Tâm linh, Tâm Thần, Tâm Thức, bao gồm hết thảy Trời Đất, quỉ thần, con nguời, cầm thú, thảo mộc, sông núi..Nhờ giáo dục, nhờ phương pháp tu luyện như Trí Tri, Cách Vật, Tu, Tề, Trị, Bình, con người đạt tới sự Thiện Hảo Tuyệt Đối, tức là Minh Đức, là Lương Tri, Lương Tâm, biết phân biệt Phải/Trái: Phải thì làm, Trái thì bỏ. Do đó, có thể “Thân Dân”, yêu thương mọi người, mọi sự, mọi vật được!

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:20 PM | Message # 12
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Chúa Giêsu và con trẻ

Đức Chúa Giê-su đã dạy các môn đồ nhiều điều liên quan đến thiếu nhi và đồng thời cũng tương đồng quan điểm với giáo lý các tôn giáo khác, kể cả Cao Đài.

Chúng ta có thể tìm hiểu các đoạn sau đây trong Kinh Thánh Tân Ước:

1. Mát-thêu (18: 1-5)

“Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Ðức Giê-su rằng: ‘Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong nước Trời?’ Ðức Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: ‘Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất nước Trời. Còn ai tiếp đón một em nhỏ như thế này vì danh Thầy, là đón tiếp chính Thầy.”

Trong giáo lý Cao Đài, chúng ta thường được các Đấng Thiêng Liêng dạy phải luyện tập cho tánh tình trở lại hồn nhiên, vô tư như đứa bé. Nó nhìn ngó sự vật chung quanh mà tâm không hề nảy sinh những tình cảm ưa ghét, giận vui, không hề biểu lộ một sự nghĩ suy, toan tính.

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: “Hãy xem cái nhìn đứa hài nhi xích tử [1] với nụ cười mà ai nhìn cũng dễ thương vì chính nó không biểu lộ ý nào khác hơn sự vô tư hồn nhiên của nó. Nó không có ý nghĩ đến giây phút sẽ đến để chờ đợi.” [2]

Đức Quan Âm cũng dạy tương tự: “Hãy nhìn xem một đứa hài nhi vừa thoát khỏi thai bào còn bản chất thiên lương trong sạch nào biết những vui buồn, thương ghét, ham muốn hoặc chán nản... Đến tuổi trưởng thành, bước chân vào ngưỡng cửa đời thì bao nhiêu hoàn cảnh bên ngoài chói sáng làm cho tâm linh trong sạch kia bị cấu nhiễm bởi danh, lợi, sắc, tài, lần lần hóa ra con người phàm phu tục tử.” [3]

Lời dạy của Đức Lão Tổ và Đức Quan Âm đã giải thích tại sao Đức Chúa dạy môn đồ phải sửa tâm như đứa trẻ mới được vào nước Trời. Tâm người càng nhỏ theo tuổi của đứa trẻ thì người càng trở nên lớn hơn trong nước Trời. Còn tiếp đón một trẻ nhỏ vì danh Chúa có nghĩa là tiếp đãi người hèn mọn (người thấp kém) để làm sáng đạo nghĩa của Chúa. Mặt khác đó còn có nghĩa là đem tâm tánh của trẻ nhỏ vào làm tâm tánh của mình, là thánh hóa mình, thì sẽ được gặp Chúa, gặp Trời.

2. Mát-thêu (19: 13-14)

“Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Ðức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. Nhưng Ðức Giêsu nói: ‘Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì nước Trời thuộc về những ai giống như chúng.”

Điều này cho thấy Đức Chúa rất quí tâm hồn của trẻ thơ và luôn ưu ái với thiếu nhi.

Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cũng vậy, các trẻ luôn được Thầy, Mẹ và các Đấng Thiêng Liêng yêu quí, chăm sóc từng chút. Thầy bảo phải quan tâm hướng dẫn các thiếu nhi từ lứa tuổi măng non.

3. Mát-thêu (19: 16-22)

“… có một người đến thưa Ðức Giê-su rằng: ‘Thưa Thầy, tôi phải làm gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?’ Ðức Giê-su đáp: ‘Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Ðấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn.’ Người ấy hỏi: ‘Ðiều răn nào?’ Ðức Giê-su đáp: ‘Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ, và ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình.’ Người thanh niên ấy nói: ‘Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa?’ Ðức Giê-su đáp: ‘Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.’ Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.”

Đoạn này cho chúng ta thấy những điều kiện để được vào nước Trời sống đời đời không khác nhau giữa các tôn giáo.

- Vẫn là Ngũ Giới Cấm của Phật Giáo, của Cao Đài, nhưng ở đây chúng ta không thấy Chúa đề cập đến điều răn “không rượu thịt” có lẽ vì Ki-tô Giáo là đạo Thánh, ở giữa thế đạo và thiên đạo, bán xuất thế bán nhập thế, nên giai đoạn đầu chưa buộc trường trai.

Đức Thánh Khổng ở phương Đông cũng vậy. Khi còn lo việc thế, Ngài cũng dùng rượu để tỏ cái lễ và khi một miếng thịt cắt không ngay thì Ngài không dùng. Phần khác, phải chăng do ở vùng khí hậu lạnh, nhơn sanh cần ăn thịt, uống rượu để có đủ nhiệt lượng cho cơ thể nên Chúa chưa dạy phải kiêng rượu thịt?

Chúng ta lại thấy Chúa bảo người thanh niên phải hiếu thảo với cha mẹ mới được theo Chúa. Đạo Cao Đài cũng dạy rằng không có vị Phật, Tiên nào trên Thiên Đình lại từng là con bất hiếu với cha mẹ khi ở thế gian cả. Nho Giáo cũng dạy hiếu đạo làm đầu.

- Vẫn là tình huynh đệ đại đồng mà cả Nho Giáo, Ki-tô Giáo, Cao Đài Giáo đều đòi hỏi.

- Vẫn là đức hy sinh buông bỏ sự nghiệp của cải vật chất để có sự sống trường cửu.

Đó cũng là sự lựa chọn cần thiết phải có nơi người thanh niên ấy: hoặc chọn con đường hạnh phúc thế gian hoặc chọn con đường theo Chúa để sống ở nước Trời chứ không thể “bắt cá hai tay”.

Đó cũng chính là những yêu cầu mà các Đấng đã đặt ra cho mọi người giáo sĩ, tu sĩ các tôn giáo, cũng như trong Cao Đài.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Hài nhi xích tử: Đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn.

[2] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 04 rạng 05-5 Đinh Tỵ (20-6-1977).

[3] Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu (14-11-1973).

LẬP HẠNH

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:36 PM | Message # 13
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
QUAN NIỆM VÔ NGÃ TRONG PHẬT GIÁO

Vấn đề con người là ai: bản tính, địa vị, và cứu cánh cuộc đời con người, là những thắc mắc căn bản mà các tôn giáo và triết học từ xưa tới nay luôn tìm cách giải thích. Phật Thích Ca đã dùng bộ ba chữ đi liền với nhau để nhận định về ý nghĩa đời sống con người. Đó là chính đạo thứ nhất trong Bát Chính Đạo, gọi là “Chính Kiến”. Đời là anicca (vô thường), dukkha (đau khổ), anatta (vô ngã). Chữ anicca gồm có đầu tự “a”, nghĩa là “vô”' và” nicca”, nghĩa là hằng có, thường có, luôn bền vững. Do đó,” anicca” là biến đổi luôn, không có gì bền vững, là “vô thường”. Luật của “vô thường” là: Sinh, Trụ, Dị, Diệt. Sinh là sinh ra, Trụ là thời gian để lớn lên, Dị là già yếu đi, Diệt là chết. Luật Vô Thường này áp dụng cho muôn vật muôn loài trong vũ trụ. Tại sao đau khổ, dukkha? Vì người đời mê muội, lầm tưởng rằng vũ trụ, và đời người là “ thường hằng bất biến”, là vững bền, nên tham lam tìm kiếm, hưởng thụ mọi khoái lạc. cho thỏa lòng dục vọng. Nhưng khi gặp rủi ro, bệnh tật, già yếu,và chết đến, bắt buộc phải để lại hết: gia đình, thân thuộc, của cải, danh vọng quyền thế.., thì đâm ra đau khổ. Trong chương này, ta sẽ đặc biệt bàn luận về chữ thứ ba, anatta, “Vô Ngã”. Chữ này cũng rất quan trọng như hai chữ trên, vì là căn bản giáo thuyết của Phật Thích Ca. Nhưng chữ “Vô Ngã” đã gây ra nhiều thắc mắc, hiều lầm đối với các phật tử, và cả với người ngoài. Do đó, cần tìm hiểu xem tại sao có những thắc mắc như vậy? Sau đó, thử nêu ra ý nghĩa mà Phật co thể đã muốn giảng dạy về chữ anatta, “Vô Ngã” như thế nào ?

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:37 PM | Message # 14
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
A. NHỮNG HIỂU LẦM, THẮC MẮC VỀ CHỮ “VÔ NGÔ

Chữ “Vô Ngã”, dịch từ tiếng Pali là anatta, hay tiếng Sanscrit(phạn) anatman. Cả hai đều là tiếng kép gồm hai phần: phần đầu an/ và phần chính atta, hay atman. Do đó, ta thấy chữ anatta(anatman) gồm đầu tự “a”, hay” an” nghĩa là “vô”. Chữ atta(atman) có hai nghĩa : một là đại từ phản tỉnh, hay tĩnh từ, atta(atman) nghĩa là “của mình”,” tự mình”. Nên chữ anatta(anatman)là “không phải của mình”. Chữ Atta(Atman) còn dùng trong triết lý, siêu hình Ấn độ để chỉ “Thực Tại Siêu Việt”(Ultimate Reality),”Đại Ngã Siêu Việt” (Supreme Self). Chữ Atta(Atman) cũng ám chỉ phần Thần Linh(Divine element) ở trong con người, nhưng phần Thần Linh này biến dạng trở nên ý tuởng về một thực thể(entity) riêng biệt ở trong con người, tự chủ về suy nghĩ, hành động, và sau khi chết, tùy việc thiện, ác đã làm mà được thưởng hay chịu phạt. Do đó, chữ atta(atman), theo nghĩa sau này, để chỉ “Hồn” (Soul), “Ta” (Ego), “Ngã” (Self), “cá thể” (individuality), hay toàn bộ “Xác-Hồn” của một con người. Như vậy, theo tín ngưỡng thông thường của Ấn Giáo thì atta(atman),”Hồn”, “Ngã”, vẫn tồn tại, bền vững, chỉ có xác là biến đổi. Hồn vẫn có trước khi sinh, và sau khi chết, vẫn Hồn đó “luân hồi” từ xác này sang xác khác. Bởi vậy, khi Phật Thích Ca dùng chữ anatta(anatman) “ Vô Hồn”, “Vô Ngã”, thì đã gây thắc mắc, ngạc nhiên đối với một số người, vì có vẻ đi ngược lại truyền thống Ấn độ giáo thờì đó.

Do đó, chữ “Vô Ngã” đã gây nên những cuộc bàn cãi, những hiểu lầm, cho tới ngày nay. Các môn phái Phật giáo, và tôn giáo khác, mỗi người giải thích khác nhau . Đó cũng là số phận chung của các vị sáng lập các tôn giáo. Vì nạn “tam sao thất bản”, vì nghĩa của từ ngữ thay đổi, nên sau một thời gian , các đồ đệ đã giải thích khác với chủ ý của nguyên bản. Danh từ cụ thể như cam, táo, bưởi, v.v., thì chữ nào, nghĩa đó, vật đó, không lẫn lộn. Tiếng bưởi là để chỉ trái bưởi. Nhưng đối với những danh từ trừu tượng như Thượng Đế, Trời, Thần, Quỉ, Ma, thiên giới, hỏa ngục, Hồn, v.v., thì nội dung ý nghĩa khác nhau, tùy theo môn phái tôn giáo, triết học, tùy thời đại thay đổi. Cũng cùng một chữ mà ý nghĩa, nội dung, cách giải thích khác nhau.

Do đó, cần phải tìm hiểu xem ý nghĩa chính thực mà vị sáng lập đã muốn là ý nghĩa nào? Từ xưa tới nay đã có nhiều kiểu giải thích chữ “Vô Ngã” khác nhau. Đối với người duy vật, vì “vô hồn”, nghĩa là chết là hết, như “chó chết hết chuyện” , nên còn sống ngày nào là ăn chơi cho thỏa thích ngày đó. Môn phái (Theravada) cho rằng các bộ phận thân thể thì có thật, nhưng không có “hồn” tồn tại ở bên trong. Không có “hồn” của một người đổi từ xác này sang xác khác. Nhưng mỗi giây, phút, con người là một cá nhân khác. Hồn của con người không phải là một bản thể bền vững, không biến đổi, nhưng là một dòng những trạng thái liên tục nối tiếp nhau, trạng thái này làm nguyên nhân sinh ra trạng thái sau làm quả, theo luật Nhân-Quả. Ví như ngọn đèn đốt trong đêm tối: ta thấy cũng một ngọn đèn cháy, nhưng kỳ thực, mỗi phút mỗi có ngọn lửa khác nhau tùy từng điều kiện, và vì các ngọn lửa luôn tiếp nối nhau, nên ta có cảm giác như chỉ có một ngọn lửa mà thôi! Lại có người cho rằng Phật giáo là “vô thần”, vì không tin có “hồn thiêng bất tử”, không tin có Thượng Đế(45).

Theo Kinh Điển, và những lời vấn đáp khi thuyết giảng, Phật Thích Ca không muốn đề cập, hay trả lời những câu hỏi về siêu hình như có Thượng Đế hay không? hoặc sau khi chết, số phận các vị Bồ tát thế nào? Nhưng không phải vì “im lặng”, không nói mà cho rằng Phật từ chối sự hiện hữu của vị “Đại Ngã Siêu Việt”, hay cho rằng “chết là hết!” Theo các nhà Phật học nghiên cứu thì Phật Thích Ca luôn tôn trọng tín ngưỡng chân chính của Ấn Giáo. Do đó, có thể nói rằng Phật đã không đả động đến atta (atman), “Hồn thiêng”, niềm tin của dân Ấn, vì Ngài không muốn đề cập đến vấn đề siêu hình “bất tử” (immortal) hay “tử” (mortal).

Khi dùng chữ anatta (anatman) “Vô Ngã”, có lẽ Phật cũng không muốn bàn luận về “hữu thể học” (ontology), như trong triết lý Hy lạp khi phân biệt “Xác và “Hồn” của một con người. Do đó, không thể nói rằng Phật đã từ chối “Hồn”, theo nghĩa của hữu thể học Hy lạp-Latinh. Một vấn nạn khác: khi dùng chữ “vô ngã”, có phải Phật đã từ chối “cá nhân”, “cá thể” không?_ Như mọi người khác, Phật vẫn phân biệt người này khác người kia, mỗi cá nhân chịu trách nhiệm riêng cho đời sống của mình! ” (46).

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:41 PM | Message # 15
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
B. Ý NGHĨA CHÍNH THỰC VỀ ANATTA (ANATMAN) VÔ NGÃ

_ Muốn giải tỏa các thắc mắc và hiểu lầm trên, và muốn tìm hiểu ý nghĩa chính thực của anatta (anatman) “Vô Ngã”, ta cần đặt chữ đó vào văn mạch của nó, nghĩa là phải giải nghĩa cùng với hai chữ khác là anicca, “vô thường”, và dukkha, “đau khổ”, vì bộ ba chữ này là căn bản giáo thuyết riêng biệt của Phật Thích Ca về Giải Thoát. Đối với dân chúng Ấn Độ thời bấy giờ, thế giới chưa được Giải Thoát gọi là Samsara, Luân Hồi, và thế giới được Giải Thoát là Nibbana (Nirvana), Niết-Bàn. Phật Thích Ca đã dùng vỏn vẹn ba chữ để diễn tả Samsara: anicca, dukkha, anatta.

Nên nhớ rằng đây không phải thế giới Nibbana, hoặc đời sống nào khác, nhưng là một lối sống hèn hạ, đê tiện, hẩm hiu của con người gọi là Samsara, Luân Hồi, trong đó nhân loại lặn ngụp trong nước mắt! Tại sao vậy? Vì vạn sự vạn vật đều biến hóa không ngừng, “vô thường” (anicca), nhưng con người, vì mê lầm ảo tưởng rằng đời là “thường hằng bất biến”, nên mới sinh ra “ đau khổ” (dukkha). Tại sao con người trong trạng thái Samsara, gọi là “vô ngã” (anatta)? Vì nó cũng phát sinh đau khổ!

_Cái gọi là “ngã”, là “ta” trong trạng thái Samsara, Luân Hồi, là cái “ngã”, cái “ta” sai lầm, giả dối, giả tưởng, gây đau khổ, nên cần phải giải thoát nó! Phật Thích Ca đã dùng quan niệm “Danh-Sắc” (nama rupa) của Ấn Độ thời đó để phân tích cái “ta” giả dối, dòn mỏng, không bền vững này. Cái “ta” đó được kết hợp bởi năm yếu tố gọi là “Ngũ Uẩn”, hay “Ngũ Trọc”, như sau đây: (47).

1. Sắc uẩn (rupa): hình thể người ta.

2. Thụ uẩn(vedana): sự cảm giác.

3. Tưởng uẩn(sanna): sự tưởng tượng.

4. Hành uẩn(samkhara): hành vi.

5. Thức uẩn(vinnana): ý thức.
Hợp chất một là Thân (rupa). Bốn hợp chất kia gọi là Tâm (nama). Đó là Nhân-Duyên (4) “Danh sắc” trong Thập Nhị Nhân Duyên. Như vậy, cái “ta” đó gồm hai phần: Thân và Tâm.

_ Thân, tức là thân xác, phần sinh lý của con người, là hợp chất của tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong. Địa(patavi), là gồm chất đặc như xương, thịt, thủy(apo), là gồm chất lỏng như máu, mồ hôi, nước mắt, hỏa(tejo), là gồm chất nóng như nhiệt độ, phong(vayo), là gồm chất động như hơi thở, hô hấp. Ta thấy bốn chất này thuộc vật chất, tan biến không ngừng, trong đó vạn sự vạn vật trao đổi, ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ, khí trời ta hút vô là” của ta”, nhưng khi thở ra, cây cỏ hút lấy thì là “của cây cỏ”! Do đó, khó có thể phân biệt cái gì thực sự là “của ta” và cái gì thuộc ngoại cảnh được! Nếu bốn chất đó lìa nhau, thì mỗi chất trở về mỗi loại của nó. Đó là cái “sắc uẩn”, cái “ta” giả tưởng mà thôi.

_ Tâm, hay Tâm linh “của ta”, trong thế giới Samsara, Luân Hồi là gì? Phật Thích Ca đã dùng triết lý Ấn Độ để giải thích như sau: Cái “Tâm” của con người là hỗn hợp của bốn yếu tố tâm lý: thụ, tưởng, hành, thức.

a/ Thụ là cảm giác do ngũ quan cảm thấy khi tiếp xúc với những vật bên ngoài.

b/ Tưởng là khi có cảm giác về một vật gì thì liền suy tưởng mà nhận ra vật đó là vật gì. Như bông hoa là bông hoa, bọ cạp là bọ cạp.

c. Hành là tình cảm phản động, phản ứng lại. Tâm hồn con người không giống cái máy chụp ảnh, nó chỉ thu hình ảnh bên ngoài một cách khách quan mà thôi. Nhưng lại còn có những phản ứng tình cảm nữa. Như nhìn thấy hoa đẹp thì yêu, bọ cạp xấu xa thì ghét. Đó là căn cớ sinh ra Karma, Nghiệp-Báo, Luân Hồi.

d. Thức là hiểu biết, là lò tích trữ, chứa chấp “thất tình”, như hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục. Do đó, sự hiểu biết, hay kinh nghiệm kiến thức của một người chỉ là một mớ ký ức về thất tình mà thôi! Theo môn phái Theravada, những kinh nghiệm về thất tình này, người ta sẽ mang theo từ kiếp này sang kiếp khác, và sẽ định đoạt số phận cao, thấp khi “tái sinh”.

 
Search: