MENU
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
ĐẠo LÝ GÓp NhẶt ĐÓ ĐÂy
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:47 PM | Message # 16
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
--------------------------------------------------------------------------------

Nói giản dị

Ở Trung quốc ta cũng gặp chuyện tương tự. Như quý vị có thể thấy trong các ngữ lục mang từ Trung quốc sang, tại đấy giáo lý chân chính về cái Bất sinh từ lâu đã mai một, nên ngày nay ngay tại Trung quốc cũng không tìm đâu ra những con người của Bất sinh. Chính vì vậy mà không có ngữ lục nào được mang đến Nhật nói về Tâm Phật bất sinh cả.

Lúc còn trẻ vì cố khám phá Tâm Phật, nên tôi cũng đã làm một việc sai lầm là tham dự những vấn đáp dùng văn tự của Tàu. Nhưng về sau, khi đạt đến sự hiểu biết chân chính, tôi đã dẹp bỏ. Người Nhật nên đặt những câu hỏi thích hợp với người Nhật, sử dụng ngôn ngữ thông thường của mình. Vì người Nhật không thạo Hoa ngữ nên nếu vấn đáp mà sử dụng Hoa ngữ thì họ không thể nào hỏi cho thấu đáo như họ muốn. Khi đặt câu hỏi bằng tiếng mẹ đẻ thì có thể hỏi bất cứ vấn đề gì. Bởi thế, thay vì vòng vo tam quốc cố đặt cho được một câu hỏi bằng Hoa ngữ khó hiểu, sao bằng hỏi thẳng tiếng mẹ đẻ cho khỏi nhọc công.

Nếu có hoàn cảnh nào mà bạn không thể thực chứng được Pháp nếu không dùng Hoa ngữ để đặt câu hỏi, thì sử dụng Hoa ngữ là có lý. Nhưng khi bạn có thể đặt câu hỏi bằng tiếng mẹ đẻ mà vẫn được việc, thì sự sử dụng Hoa ngữ rắc rối để hỏi quả là một cách làm bất thông. Bởi vậy, tất cả quý vị hãy ghi nhớ điều này, gặp bất cứ vấn đề gì, quý vị cứ việc xử lý nó một cách êm thấm bằng cách dùng ngôn ngữ thông thường để hỏi.

Lý do những tu sĩ Nhật bản cứ dùng những từ Hoa ngữ rắc rối để dạy người đời vốn không rành Hoa ngữ, là vì chính bản thân họ cũng chưa giải quyết xong vấn đề Tâm Phật bất sinh, nên họ tránh né những câu hỏi của người ta bằng cách sử dụng Hoa ngữ mà người thế tục khó hiểu được. Lại nữa, những từ ngữ rắc rối này chẳng qua chỉ là cặn bã của các vị tổ sư Trung quốc.

Hồi còn trẻ, tôi đã quyết định thế nào cũng phải chứng ngộ được cái Tâm Phật chiếu diệu, nên đã lang thang khắp chốn, gõ cửa nhiều vị thầy, nhưng ngay cả thuở ấy tôi cũng hỏi họ bằng ngôn ngữ thông thường, mà vẫn có thể hoàn toàn được việc, khiến họ hiểu tôi một cách dễ dàng. Bởi thế, mặc dù có một thời tôi cũng đã thử vấn đáp theo kiểu thiền "xổ nho" ấy, cuối cùng tôi đã gạt bỏ vì vô ích. Thực may, tôi không thuộc hạng đa văn học giả gì đặc biệt, nên tôi đã không tiếp tục đeo đẳng kiểu vấn đáp ấy.

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:52 PM | Message # 17
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Bankei và người mù

Ở Harima trong thành phố Himeji, có một người mù chỉ cần nghe giọng nói của người nào cũng đọc được những ý nghĩ thầm kín của họ. Một ngày kia, nghe một người vừa đi vừa hát ngang qua con đường gần đấy, ông ta nhận xét: "Không có đầu mà hát cũng khá đấy." Vợ ông và những người trong nhà đều bật cười: "Cái miệng nằm nơi cái đầu, ông nói sai rồi!"

Người mù bảo: "Hãy đợi chốc lát ."

Người vừa đi vừa hát kia bỗng trở lại. Thình lình có tiếng một cái đầu bị chặt đứt. Kẻ tấn công nói: "Ta muốn chém đầu nó từ trước, nhưng vì thấy nó đang đi có việc cho chủ, nên ta đã đợi."

Người mù ấy thường nói: "Mọi người, khi thốt lời ca tụng ai, tôi nghe trong giọng nói họ luôn có điệu buồn. Trong những lời chia buồn của họ, tôi lại luôn luôn nghe có âm hưởng niềm vui. Tất cả mọi người đều vậy. Thế nhưng khi tôi nghe giọng nói của Sư Bankei, thì âm hưởng không bao giờ thay đổi: đối với được hay mất, khen hay chê, cao hay thấp, trẻ hay già, luôn luôn chỉ là một giọng nói ấy, an tịnh và trầm tĩnh. Chắc chắn đây là con người đã giải thoát khỏi cái tâm phàm tình!"

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:56 PM | Message # 18
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Bất sinh bất diệt

Là cái bản tâm

Địa thủy hỏa phong

Chỗ đêm trú tạm

Vì vướng cái này

Một gian nhà lửa

Chính bạn châm ngòi

Đốt mình ra lửa

Hãy tìm trở lui

Về thời gian ấy

Khi bạn mới sinh

Nhớ được chút gì?

Hãy để tâm bạn

Như mới lọt lòng

Thì thân tâm này

Là một vị Phật

Tất cả ý nghĩ

Gì tốt gì xấu

Đều phát sinh từ

Cái ngã mà ra

Hỏa lò về đông

Thật là thú vị

Nhưng qua mùa hạ

Nóng bức làm sao

Ngọn gió mát mẻ

Mùa hè bạn yêu

Qua hết mùa thu

Nó thành nỗi khổ

Khi bạn có tiền

Bạn khinh kẻ nghèo

Bạn đã quên sao

Hàn vi thuở ấy?

Tiền bạn tích lũy

Với tâm tham lam

Bị quỷ đói giật

Bạn đâm kinh hoàng

Bỏ cả cuộc đời

Chạy theo tiền bạc

Đến khi nhắm mắt

Tiền của ích gì?

Tham lam chấp thủ

Tâm tôi toàn không

Nên thế gian này

Thuộc về tôi cả!

Bạn mong nhớ người yêu

Chỉ trong thời hiện tại

Nhưng lòng mong nhớ ấy

Có trước họ ra đời

Khi bạn nhớ người nào

Là bạn không thể quên

Nhưng không nhớ họ

Là chưa từng quên

Khi nhìn lại quá khứ

Thấy như một giấc mơ

Nhận thức được vậy rồi

Thấy mọi sự giả dối

Những người thấy đắng cay

Trong cuộc đời chìm nổi

Là tự làm khổ mình

Vì một giấc chiêm bao

Cuộc thế phù hư

Thảy đều không thật

Đừng đeo việc đời

Nào, ta múa hát!

Chỉ cái tâm bản lai

Trùm quá khứ vị lai

Đừng đeo đẳng vật gì

Hãy nên buông bỏ hết

Tâm không bám víu vật

Đời phù hư chấm dứt

Không còn một vật gì

Ấy nghĩa là Phật sống

Tâm quỷ trong bạn

Tự tác tự thọ

Nó hành hạ bạn

Thì chớ trách ai.

Khi bạn làm sai

Tâm bạn là quỷ

Ngoài ra không có

Quỷ nào ngoài tâm

Chán ghét địa ngục

Khao khát thiên đường

Là tự khổ mình

Trong thế giới vui

Tưởng rằng điều thiện

Nghĩa là ghét ác

Nhưng chính tâm ghét

Mới là không lành

Bạn cho rằng thiện

Nghĩa là làm lành

Nhưng thật xấu xa

Cái tâm nghĩ vậy!

Thiện cũng như ác

Vo tròn một khối

Gói vào giấy bao

Ném hết xuống hào

Diệu dụng thần thông

Toàn là không có

Đừng tìm kiếm gì

Kỳ quan nở rộ

Con ma lừa dối

Nó xúi giục ta

Nên xem là thực

Cuộc đời dối giả

Danh tài ăn ngủ...

Năm dục bén mùi

Thì ở trong đời

Chúng làm thầy tổ.

Ý niệm nên hư

Lúc đầu không có

Phấn đấu thị phi

Toàn do bản ngã

Khi đã học hành

Phật pháp rốt ráo

Bạn sẽ thấy mình

Chẳng có thêm chi

Giác ngộ và mê si

Lúc đầu không có gì

Toàn ý tưởng lượm lặt

Bẩm sinh nào có chi?

Nếu nảy ra ý tưởng

Rằng cái tâm giác ngộ

Chính là tâm của tôi

Thì càng thêm lôi thôi

Chẳng bận tâm chút nào

Ngộ hay là không ngộ

Tôi được cái kết quả

Sáng thức dậy khoái sao!

Cầu giải thoát sinh tử

Cho riêng bản thân mình

Là chỉ có chất chồng

Thêm kiêu căng chấp ngã

Nay tôi cũng chán luôn

Cả chuyện cầu giải thoát

Chỉ một việc thong dong

Để hơi thở ra vào

Chết đi rồi sống lại

Ngày và đêm trên đời

Nếu làm được như vậy

Nắm vũ trụ trong tay!

Tội nghiệp thay chư Phật :

Được trang sức cùng mình

Chắc các ngài cũng phải

Quáng mắt vì hào quang

Thật còn quá sớm

Để ta thành Phật

Hãy làm hộ pháp

Đứng gác cổng chùa!

Đi tìm tịnh độ

Cố được đền bù

Thì bạn chỉ thấy

Phật tổ cười cho

Từ lúc khởi thủy

Vốn không kẻ thù

Tự tạo kẻ thù

Tà chánh tranh nhau

Nhân quả rõ ràng

Vì mê không biết

Chính mình đã tạo

Đấy là ngã chấp

Tập quen thói đời

Thế giới phù du

Mê si như vậy

Chính mình thua đau!

Cái tâm vô vi

Bản lai bất sinh

Hữu vi không thực

Nên hết mê lầm

Năm tháng trôi qua

Tâm vẫn không già

Cái tâm như như

Lúc nào cũng vậy

Kỳ thay! Diệu thay!

Khi bạn tìm ra

Cái gì không già

Chỉ có tâm ta!

Cõi nước trong sạch

Trong tâm an bình

Không phải xa xôi

Cách hàng triệu dặm

Khi ai ném cho bạn

Một cái tách uống trà

Hãy khéo léo bắt lấy

Với tâm mềm như tơ.(1)

(1) Ở đây Bankei dường như nói với thính giả: "Tôi truyền cho các bạn giáo lý quý báu này, hãy nhận lấy, đừng bỏ lỡ cơ hội. Nó dễ vỡ như một cái tách quý hiếm, bởi thế hãy nhận nó với một cái tâm nhu nhuyến mềm mại. Nếu nhận bằng một tâm cứng cỏi thì nó sẽ vỡ tan tành."

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 7:59 PM | Message # 19
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Trong hầu hết mọi tôn giáo, sự toàn thiện chỉ có thể đạt đến sau khi chết. Nhưng Niết Bàn có thể thực hiện ngay trong cõi đời này, không cần phải đợi đến lúc chết để "đạt đến" nó.

Người đã chứng ngộ Chân lý, Niết Bàn, là người hạnh phúc nhất trần gian. Người ấy giải thoát khỏi mọi "mặc cảm" và ám ảnh, mọi phiền não và lo âu làm cho những người khác điêu đứng. Sức khoẻ tinh thần của người ấy hoàn toàn. Họ không hối tiếc quá khứ, cũng không mơ mộng về tương lai. Họ sống hoàn toàn trong hiện tại (27). Bởi thế họ thưởng thức và vui hưởng sự vật một cách thuần túy, không có dự phóng. Họ vui vẻ, hoan hỉ, thưởng thức sự sống thuần khiết, các giác quan đều khinh an, không còn lo lắng, bình an và thanh thoát (28). Vì họ giải thoát dục vọng, ích kỷ, hận thù, vô minh, kiêu căng, ngã mạn và tất cả mọi thứ "bất tịnh" xấu xa ấy. Họ trong sạch, từ hòa, đầy lòng thương bao quát, từ bi, tử tế, thiện cảm, thông cảm và khoan dung. Họ phục vụ kẻ khác một cách trong sạch nhất, vì không còn nghĩ về mình. Họ không kiếm chác gì, tích chứa gì, ngay cả những gì thuộc tâm linh, bởi vì họ đã thoát khỏi ảo tưởng về ngã, và lòng khao khát "trở thành."

Niết Bàn vượt khỏi mọi ý niệm về nhị nguyên và tương đối. Bởi thế nó vượt ra ngoài những khái niệm của ta về thiện ác, phải trái, có không. Ngay cả danh từ "hạnh phúc" (sukha) dùng để tả Niết Bàn ở đây cũng có một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Một hôm Xá Lợi Phất bảo: "Ồ bạn, Niết Bàn là hạnh phúc! Niết Bàn là hạnh phúc!" Khi ấy Udàyi liền hỏi: "Nhưng này bạn Sàriputta, hạnh phúc nào có thể có, khi không có cảm giác?" Câu trả lời của ngài Xá Lợi Phất vô cùng triết lý và vượt khỏi tầm hiểu biết thông thường: "Chính sự không có cảm giác ấy mới là hạnh phúc."

Niết Bàn vượt ra ngoài lý luận và phán đoán (atakkàvacara). Dù chúng ta có đi vào trong những bàn cãi tư duy siêu hình - thường vốn là một tiêu khiển vô bổ của tri thức - về Niết Bàn hay Chân lý tối hậu hay Thực tại, chúng ta cũng sẽ không bao giờ hiểu được Niết Bàn với cách đó. Một đứa trẻ còn trong vườn trẻ không nên gây gỗ về luật tương đối. Thay vì thế, nếu nó học một cách kiên tâm và cần mẫn, một ngày kia nó có thể hiểu được luật ấy. Niết Bàn là "để cho những bậc hiền giả chứng nghiệm ở trong chính họ" (Paccattam veditabbo vinnùhi). Nếu ta theo con đường một cách kiên tâm trì chí, đào luyện và thanh lọc mình một cách tinh tấn (siêng năng) và đạt đến mức phát triển tâm linh cần thiết, một ngày kia ta có thể thực chứng Niết Bàn ngay trong ta - mà không cần phải nhọc trí vì những danh từ rắc rối và kêu vang.

Hòa thượng W. Rahula
(Trích "Con đường thoát khổ", Ni sư Trí Hải dịch)

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 8:01 PM | Message # 20
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Danh từ là những ký hiệu diễn đạt những sự vật và tư tưởng mà ta biết được, và những ký hiệu ấy cũng không mang và không thể mang bản chất đích thực của ngay cả những sự vật thông thường. Ngôn ngữ được xem là lừa dối và sai lạc trong vấn đề hiểu chân lý. Bởi thế kinh Lăng già (Lankàvatàra-sutra) dạy rằng người ngu bị dính chặt vào danh từ cũng như một con voi sa lầy (1).

Tuy nhiên chúng ta cũng không thể không cần đến ngôn ngữ. Nhưng nếu Niết Bàn được diễn đạt và giải thích bằng những từ ngữ khẳng định, thì ta dễ chụp ngay lấy một ý tưởng đi liền với những từ ngữ ấy, mà kỳ thực có thể hoàn toàn trái ngược. Bởi thế Niết Bàn thường được diễn tả bằng những từ ngữ phủ định (2) - có lẽ là một hình thái ít nguy hiểm hơn. Cho nên Niết Bàn thường được nói đến bằng những danh từ phủ định như: Tanhakkhaya: diệt ái, "sự tiêu diệt của dục vọng"; Asamkhata, vô vi: "không bị kết hợp, không bị giới hạn"; Viràga, vô tham: "Không tham"; Nirodha, "Sự chấm dứt"; Nibbàna, tịch diệt: "Sự thổi tắt" hay "Sự tắt hẳn".

Ta hãy xem một vài định nghĩa và mô tả về Niết Bàn như được tìm thấy trong các nguyên bản Pali:

1. "Ðấy là sự chấm dứt rốt ráo của chính dục vọng: vứt bỏ nó, chối từ nó, thoát khỏi nó, rứt ra khỏi nó" (3)

2. "Sự im bặt của mọi sự vật bị giới hạn, sự dứt bỏ mọi xấu xa, sự diệt "dục vọng", sự giải thoát chấm dứt, Niết Bàn" (4)

3. "Hỡi các Tỳ kheo, thế nào là cái tuyệt đối không bị giới hạn (Asamkhata)? Ðấy là, này các Tỳ kheo, sự diệt tắt của ham muốn (ràgakkhayo), sự diệt tắt của hận thù (dosakkhayo), sự diệt tắt của vọng tưởng (mohakkhayo). Này các Tỳ kheo, đấy gọi là cái tuyệt đối". (5)

4. "Này Ràdha, sự tiêu tan của dục vọng là Niết Bàn" (6)

5. "Này các Tỳ kheo, dù có những pháp (Sự vật) bị giới hạn hay không bị giới hạn, trong số ấy pháp giải thoát (viràga, thoát khỏi dục vọng) là cao cả nhất. Ấy nghĩa là giải thoát khỏi kiêu mạn, trừ diệt lòng tham (7), nhổ gốc rễ sự trói buộc (hệ phược), cắt đứt sự tiếp tục, diệt hẳn dục vọng , giải thoát, chấm dứt, Niết Bàn". (8)

Khi Parivràjaka hỏi Sàriputta (Xá lợi Phất), vị đệ tử chính của Ðức Phật rằng: "Niết Bàn là gì?", Sàriputta cũng đã trả lời giống như định nghĩa của Ðức Phật về danh từ Asamkhata ở trên: "Sự diệt tắt dục vọng, sự diệt tắt hận thù, vọng tưởng". (9)

6. "Sự từ bỏ, phá tan dục vọng và lòng tham ái đối với ngũ uẩn: đấy là sự chấm dứt dukkha" (10).

7. "Sự chấm dứt của sinh tử (bhavanirodha) là Niết Bàn" (lời Musila, một đồ đệ của Phật). (11)

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 8:02 PM | Message # 21
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
CẦN GIẢI THOÁT “GIẢ NGÔ, CÁI NGà GIẢ TƯỞNG

Như vừa phân tích ở trên, cái “ngã”, cái “ta”, nơi chứa chấp những phản động tình cảm, là cái “ta” biến đổi không ngừng, lúc yêu, lúc ghét, lúc giận hờn..., tuỳ theo cảnh ngộ, sở thích, thiên kiến. Nó cũng chịu luật “vô thường” chi phối, và chịu đau khổ! Đó là cái “ta” thuộc thế giới Samsara, Luân Hồi, cần được giải thoát sang cảnh giới Nirvana, Niết bàn, an lạc.

Trong phép tu luyện Phật giáo, việc phá sự chấp chứa cái “ngã” tình cảm giả dối đó, gọi là phá “ngã chấp”. Tại sao lại gọi cái”ngã” tình cảm là “giả”? là cái “giả ngã”? Chữ “giả”, nghĩa là không phải không có, nhưng có mà không thật! Như khi ta nói: đồ vật “giả”, giấy bạc”giả”, thì không có ý nói đồ vật ấy không có, nhưng có mà là không thật. Về vấn đề chân (thật), giả, kinh điển Phật giáo thích dùng câu chuyện “nhìn giây thừng ra con rắn” (thị thằng nhi dĩ xà) làm ví dụ để phân biệt thế nào là chân/giả.

Trong tối tăm (Vô Minh), ta thấy một đoạn giây thừng. Vì nhìn không rõ, nên tưởng tượng ra con rắn, và cho là rắn thật, nên giật mình, sợ hãi! Nhưng khi thắp đèn lên, thấy rõ đoạn giây thừng, thì cái ảo tưởng về con rắn liền tan biến. Nhìn giây thừng ra con rắn là mê lầm, ảo tưởng. Thấy giây thừng mà nhận ra đó là giây thừng, thì cái nhận định này cũng đã là sáng suốt, nhưng chưa đủ, còn cần có “Chính Kiến”, là “thấy thật” nữa. Khi ta nhìn thấy một vật dài, biết rõ là cái giây thừng, lại còn biết thêm giây thừng đó thắt bằng chỉ gai, thì cái nhận thức đó mới là hoàn toàn, “viên thành thực”.

Bởi vậy, thấy giây thừng mà bảo là con rắn là sai, nhưng bảo là không có gì hết, thì cũng sai luôn: "Có" là sai, mà "Không" cũng sai, tức là cái nghĩa câu: “Có mà Không, Không mà Có”, như câu: “phi Hữu, phi Không”, là không Có, nhưng cũng không Không. Cái mà ta gọi là “ngã”, là “ta”, là không Có (Thật), nhưng mà Có (Giả). Mê, (Vô Minh) thì là “Giả Ngã”, nhưng khi Tỉnh Ngộ, thì lại là “Chân Ngã”, Chân Tính, Chân Thể.

_ Những phân tích trên đây về cái “giả ngã”, không có gì là khó hiểu, nếu mỗi người trầm tĩnh ít giây phút để nhìn vào đáy lòng mình! Ta đau khổ phần lớn là do cái “ta” bị thất tình chi phối, thống trị mà ra. Thật vậy, cái “ta” của ta là gì? Là cái “ta” tự cao tự đại, cho mình hơn hết mọi người, không chịu nhận cái hay cái tốt của người khác. Cái “ta” ích kỷ, chỉ biết mình, sở thích mình, tư lợi, dầu hại cho kẻ khác như câu nói: “ích kỷ hại nhân”. Cái “ta” ghen tương, phen bì, khi thấy ai được điều tốt, thì nổi máu ghen, tìm cách hạ giá người ta. Cái “ta” khoe khoang, giả hình nhân nghĩa để được tiếng khen.

Cái “ta” thiên vị, thiên kiến, chỉ yêu thích những người thân thuộc, bà con, bạn bè, nhưng ghét bỏ, thù hằn những người thẳng thắn, nhưng bất đồng ý kiến. Tất cả những cái “ta” do thất tình chi phối, điều khiển, là những tư cách của cái “ta” đê tiện, hèn hạ, ấu trĩ trong con người, chính là cái “giả ngã”, cần được thanh luyện để trở nên cái “ta” thật, cái “Chân Ngã”, thảnh thơi, trưởng thành, vô vị lợi, an hòa. ( 48).

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 8:12 PM | Message # 22
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
TÌM VỀ CHÂN NGÃ

Ta vừa tìm hiểu ý nghĩa của cái “ta” giả dối, cái “giả ngã”, tức cái “vô ngã”, thuộc thế giới Samsara, “vô thường”, đau khổ. Ta cũng nhận định rằng cái “vô ngã” này là căn nguyên của đau khổ, vì nó bị thất tình chi phối, không “tự chủ” được. Đó là một hình thức, một tình trạng thấp kém của kiếp sống con người. Do đó, cần giải thoát, siêu thoát con người để tìm về “Chân Tính”, “Chân Ngã” của nó, trong cõi Nirvana. Đấy cũng là chủ đích của Phật Thích Ca, khi giảng thuyết về bộ ba chữ: Vô Thường, Đau Khổ, Vô Ngã.

_ Khi dùng chữ anatta (anatman), Vô Ngã, Phật Thích Ca chỉ có ý phân giải cái “ta thật”, và cái “ta không thật” là gì. Như kinh sử cho biết, Phật thường từ chối không trả lời những câu hỏi về siêu hình như sự hiện hữu của Vị Chúa Tể, hoặc về bản thể học như sự bất tử của atman (Hồn). Chủ trương của Phật là thực tế, nhằm chữa trị bệnh tinh thần của con người đang đau khổ, ở kiếp này, ngay bây giờ. Để minh chứng cho lập trường cố hữu của Phật Thích ca, Kinh Điển Phật Giáo thường nhắc lại câu chuyện: “người săn bắn bị thương”. Vấn đề cấp bách lúc này là cứu người ta khỏi đau khổ. Suy luận về siêu hình như linh hồn bất tử, vũ trụ bởi đâu mà có, thì cũng giống như người thay vì tìm cách rút ra liền mũi tên độc đang cắm vô cạnh sườn người săn bắn, lại đặt ra những câu hỏi không khẩn thiết như: ai làm ra, ai bắn mũi tên, và mũi tên làm bằng chất độc gì? v.v.

_ Nhưng cũng vì “im lặng” không trực tiếp trả lời, nên sau này các môn phái Phật Giáo tự tiện cắt nghĩa giáo thuyết của Phật theo thiên kiến riêng của mình. Vì thế, có người cho rằng Phật Giáo “phủ nhận sự trường cửu của Linh hồn”, hoặc “thuyết Thượng đế, cũng như thuyết Linh hồn bất tử do Bản Ngã tạo ra để tự phỉnh...”. Suy diễn như vậy có thể là vô bằng cứ, vì giữ thái độ im lặng, không có nghĩa là Phật từ chối niềm tin chân chính của dân chúng Ấn Độ. Cắt nghĩa theo thiên kiến là lạc mất chủ ý của Phật. Khi Phật dùng một chữ gì, câu nào, thì phải đặt nó trong văn mạch, và trong hoàn cảnh đặc biệt như dành riêng cho một lớp thính giả nào, thì mới có thể hiểu được ý nghĩa chân thực của danh từ đó (49).

_Vậy “Chân Ngã” (True Self) là gì? Nếu “giả ngã” thuộc thế giới Samsara, thì “Chân Ngã” thuộc cảnh giới Nirvana, đã được Tỉnh Ngộ. Trong cõi Luân Hồi, Nghiệp-Báo, cái “giả ngã” bị chi phối bởi thất tình, dục vọng, thì trong cảnh giới Niết Bàn thanh tịnh, con người trưởng thành suy tư và hành động theo lý trí, theo sự khôn ngoan tuyệt vời, gọi là Trí Tuệ Bát Nhã (Prajna Paramita). Cái Chân Ngã thuộc thế giới Siêu Thoát, nên cần phải chống lại các dục tình, dục vọng đê hèn của Samsara, nhất là phải tiêu diệt cái “tôi” ích kỷ. Do đó, trong phép tu luyện, cần noi theo “Bát Chính Đạo”, để trở nên người đức hạnh. Người tìm được Chân Ngã là đạt tới cái Tâm Chân Như, Phật Tính, thực hành đức Từ Bi, yêu thương hết mọi loài, mọi người. Cái Tâm thuộc cấp Samsara, là cái “giả ngã”, vì luôn bị thất tình, va tình cảm “vị kỷ” chi phối, nên chỉ yêu người mình thích, mà ghét người mình không ưa!

_ Bởi vậy, chủ đích của Phật Thích Ca là giúp con người Giải Thoát khỏi sự kiềm kẹp của cái Giả Ngã bị dục vọng điều khiển, để tiến tới Niết Bàn, nghĩa là tìm về cái Chân Ngã siêu thoát thanh tịnh. Muốn được thế, phải cố công tu luyện, phải tiêu diệt cái Ngã giả dối, tức “vô ngã”, phải Tỉnh Ngộ. Hành động quyết liệt để tiến tới Giác Ngộ hoàn toàn, gọi là “Đại Tử,” theo nghĩa chết đi để sống đời sống mới (50).

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 8:14 PM | Message # 23
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
ĐẠO và ÂM-DƯƠNG: SINH HÓA CỦA VŨ TRỤ

Trong Hệ từ (Dịch truyện III) có câu: “Một DƯƠNG một ÂM: gọi là ĐẠO” (Nhất Dương nhất Âm vị chi Đạo). Câu này có ý nghĩa triết lý, siêu hình như thế nào? ĐẠO là Nguyên Lý linh diệu, huyền bí vô cùng, ta không thể hiểu được rõ chân tính, chân tướng, hay bản thể của ĐẠO ấy. Nhưng ta có thể quan sát sự biến hóa, sinh thành của vạn vật mà biết được cách thức hành động của Đạo ấy biểu lộ ra trong thiên nhiên như thế nào. Muốn sản xuất một vật gì thì cần phải có “động tác”, tức năng lực phát sinh ra nó, đồng thời lại phải có “chất liệu” để tạo ra nó. Một bên là hành động, là “động”, bên kia là thụ động, là “tĩnh”. Động-Tĩnh đi liền nhau, khác nhau nhưng đối đáp, tương đối, điều hòa với nhau, hợp tác với nhau. Yếu tố chủ động và mạnh đó là DƯƠNG, yếu tố thụ động và thuận đó là ÂM. Trên bình diện siêu hình, Âm-Dương tức là Luật Tương Đối, Điều Hòa, TrungHòa của ĐẠO.

Cho nên, Đạo của vũ trụ khởi đầu bởi sự biến hóa của hai cái Tương Đối đó. Nên chú ý: chữ Âm và Dương không có ý nghĩa tự tại, tuyệt đối, tức là một vật không nhất định luôn luôn là Âm, hay là Dương, nhưng nó thay đổi tùy sự tuơng đối, tương quan với các vật khác. Chẳng hạn, bà hoàng hậu là “Âm” tương đối với vua là “Dương”; nhưng bà lại là “Dương” khi so sánh bà là mẹ sinh ra hoàng tử; vì thế, biểu hiệu của bà là con chim đậu phía Nam, mùa của Dương, hạ chí. Hoàng đế là “Dương “đối với dân, nhưng là “Âm” đối với “Thái Cực” (Thái Nhất). Nếu nhìn vào hình của Thái Cực (ở chính giữa), ta thấy một hình tròn chia làm hai phần bằng nhau, phần trắng chỉ Dương, phần đen chỉ Âm, nhưng trong phía Âm có một “chấm trắng”, và trong phần Dương có một “chấm đen”. Chấm trắng đó có nghĩa là: trong Âm đã chứa đựng “mầm mống” của Dương và chấm đen đó nghĩa là: trong Dương đã chứa sẵn “mầm mống” của Âm (coi hình Thái Cực và bát quái).

Nói tóm lại, những danh từ Âm, Dương, khởi đầu theo nghĩa đen để chỉ sáng-tối, nam-nữ, trống-mái, đực-cái…, nhưng về sau dùng trong “Hình nhi thượng học” (siêu hình học) những chữ đó đã đổi sang ý nghĩa trừu tượng ám chỉ các lực lượng tương phản, tương đối nhau. Trong Dịch Kinh, biểu tượng cho Dương là một gạch liền (___), và Âm là gạch đứt
(_ _). Cặp Âm-Dương đó (_ _ và ___) đã phối hợp mà làm ra “bát quái”, tức tám” quẻ ba đơn”, (mỗi quẻ ba gạch), và 64 “quẻ sáu kép”, (mỗi quẻ sáu gạch), cả thảy là 384 hào (gạch), tức là những “đạo”, những thế lực vô hình chi phối sự vận chuyển trong vũ trụ (156).

LÝ THÁI CỰC Là Gì?

Trong Hệ từ (Dịch Kinh) cũng có câu: “Đạo Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ (Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái). Tất cả các danh từ trong câu trên đây đều có ý nghĩa siêu hình biểu thị Luật Điều Hòa, Tương Đối mà ta suy diễn được trong cách thức biến hóa, sinh thành của vũ trụ. Đối chiếu với câu trên thì ĐẠO là (LÝ) THÁI CỰC, và Âm-Dương là Lưỡng Nghi...

Bởi vậy, ĐẠO hay (LÝ) Thái Cực vô cùng huyền bí, tâm trí con người không thể hiểu được bản thể linh diệu vô biên đó, nhưng có thể quan sát cái động thể của ĐẠO (Lý Thái Cực) để biết các sự vật sinh thành, biến hóa làm sao. Nho gia chỉ chú trọng nghiên cứu cái động thể mà thôi! Ta thấy vạn vật luôn sinh hóa, biến đổi không ngừng: đó là ý nghĩa của chữ DỊCH (Dịch là biến đổi) và biến hóa theo Luật Tương Đối, tức Luật Âm-Dương. Âm-Dương theo lẽ Điều Hòa mà sinh ra Ngũ Hành là Thuỷ, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ. Những danh từ này cũng phải hiểu theo nghĩa siêu hình, ám chỉ “đạo”, lực lượng vô hình đối đáp nhau để phát sinh vạn vật và lôi kéo vạn vật biến chuyển một cách điều hòa, trung hòa.

Nói tóm lại, theo nho gia, mọi sự mọi loài hiện hữu đều do ĐẠO mà ra và đều có cùng một nguồn gốc là ĐẠO. Đó cũng là ý nghĩa của thuyết: “Vạn Vật Nhất Thể”.

NGŨ HÀNH: CẤU TRÚC CỦA VŨ TRỤ

Như ta đã thấy ở trên, các nho gia đã dùng triết lý Âm-Dương điều hòa theo Luật Tương Đối để chứng minh cho thuyết “Vạn Vật Nhất Thể”, vạn sự vạn vật đều bởi một nguồn gốc là “ĐẠO” mà ra. Các nho gia còn tìm phương thức để giải nghĩa cái cấu trúc của vũ trụ được xếp đặt và vận chuyển như thế nào. Đó là thuyết về “NGŨ HÀNH”' sau đó, mới cắt nghĩa sự liên đới giữa thiên đạo, nhân đạo, và địa đạo để chứng minh cho thuyết “Thần-Nhân Tương Dữ”, “Tam Tài”, “Hồng Phạm”, “Cửu Trù”, “Mục đích luận”, “Duy cơ luận”,…

1. Thuyết “Ngũ Hành” là gì?

Quan niệm về “Ngũ Hành”, là thiên thứ nhất trong “Cửu Trù”. Ngũ Hành gồm có: thứ nhất là Thuỷ, nhì là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. (Tính chất của) Thuỷ là ướt và xuống. Hỏa là cháy và lên. Mộc là cong và thẳng. Kim là nhường và đổi. Thổ là gieo giống, gặt hái.

Như trên đã trình bày về thuyết Âm-Dương, các triết gia đi từ những quan sát các vật cụ thể, các hiện tượng thiên nhiên như: sáng-tối, ngày-đêm, nóng-lạnh, giống đực-giống cái, nam-nữ,… để rút ra những ý niệm trừu tượng, siêu hình, tức là nói theo kiểu ngày xưa, từ “Hình nhi hạ học” vượt lên “Hình nhi thượng học”. Quan niệm về Ngũ Hành cũng vậy. Khởi đầu, Ngũ Hành chỉ những chất như nước, lửa, gỗ, kim loại, đất… cấu kết nên thế giới, vũ trụ này. Nhưng theo lý luận siêu hình học, Ngũ Hành ám chỉ những thế lực điều khiển sự vận chuyển, biến hóa của lịch sử nhân loại, và là nền tảng của các triết thuyết như: “Vạn vật nhất thể”, “Thần-Nhân tương dữ”, v.v.

Chữ “Hành” nghĩa là “làm”, hoạt động, nên ngũ hành, theo nghĩa đen là năm hoạt động hay năm tác nhân (agents). Người ta cũng gọi là “Ngũ Đức”, năm thế lực. Về phương diện nguyên liệu, chất liệu, Ngũ Hành là năm yếu tố cấu thành vũ trụ. Do đó, chữ “hành” lại có nghĩa là “yếu tố” (element), trong đó Hành Thổ ở giữa (Trung Cung) là căn cơ và cũng là cùng đích của muôn vật. Ngũ Hành là năm yếu tố cộng thêm yếu tố cốc (lúa) là sáu yếu tố cần thiết cho sự sống. Vì thế, vị quân vương và mọi người phải chăm lo khai thác, mở mang kinh tế, nông nghiệp và kỹ nghệ, thì dân mới no, mới giầu, nước mới mạnh được. Về phương diện không gian, Ngũ Hành chiếm năm vị trí chính yếu là: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung. Về thời gian, Ngũ Hành biểu thị năm thời đại khác nhau, năm mùa khác nhau, bốn mùa “biến thiên” bên ngoài và một mùa “hằng cửu” bên trong vừa là mùa hoàng kim khởi thuỷ, vừa là mùa Hạnh Phúc lý tưởng lúc chung cuộc.

Về phương diện siêu hình, Ngũ Hành gồm một Trung Điểm bên trong và “tứ tượng” bên ngoài, tức là gồm cả huyền cơ về bản thể, về nguyên lý hằng cửu, tức lý Thái Cực ở bên trong, và bốn hiện tượng, tức dịch lý biến thiên ở bên ngoài. Tứ tượng là bốn hiện tượng, trạng thái biến đổi của một bản thể bất biến. Do đó, theo nghĩa siêu hình huyền bí, chữ “Hành” phải hiểu là “đạo”, là” diễn biến” (processus) của một nặng lực trung tâm phát ra tứ phía đồng thời thay hình đổi dạng khác nhau tùy chỗ.

Cách thức biến đổi đó khi thì có tính chất chảy, uyển chuyển, lúc thì cứng rắn, nóng nảy. Hành “Thổ” ở giữa, vì tính chất mầu mỡ của đất để sinh sản hoa mầu, nên tượng trưng cho năng lực sáng tạo của Thiên, của Nguyên Lý Tuyệt Đối. Do đó, vạn sự vạn vật, mọi biến thiên trong vũ trụ, chung cuộc đều bởi một “ĐẠO” mà ra, để chứng minh cho thuyết “Vạn vật nhất thể”(157).

Theo lý luận siêu hình, “ĐẠO” đó đã biến ra “Ngũ Cung”, trong âm nhạc cổ truyền. Thiên (ĐẠO) xướng dấu nhạc, và Địa đáp lại bằng tiếng “cồng”' và tiếng cồng đó vang dội ra bốn phương, thành ra bốn cung, rồi tiếng cồng và bốn cung hợp nên Ngũ Cung, tất cả đều phát xuất từ một “Đạo” mà ra. (158).

Chú ý: Trung Hoa lấy tứ Linh (bốn con vật thiêng) là: Long, Li, Qui, Phượng, để tượng trưng cho tứ tượng.

 
mynhanDate: Thứ tư, 30-06-2010, 8:16 PM | Message # 24
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
MATTHÊU Chương 13

BÀI GIẢNG BẰNG DỤ NGÔN
1 Hôm ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ.2 Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ.3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.

Dụ ngôn người gieo giống (Mc 4:3-9; Lc 8:5-8)
4 Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.5 Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu;6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.7 Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt.8 Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục.9 Ai có tai thì nghe."

Tại sao Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói? (Mc 4:10 -12; Lc 8,9-10 )
10 Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giê-su rằng: "Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ? "11 Người đáp: "Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không.12 Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất.13 Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu.14 Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy;15 vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.

16 "Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe.17 Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.

Giải nghĩa dụ ngôn người gieo giống (Mc 4:13 -20; Lc 8:11 -15 )
18 "Vậy anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống.19 Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường.20 Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận.21 Nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nhất thời: khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay.22 Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời, và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt, khiến Lời không sinh hoa kết quả gì.23 Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục."

Dụ ngôn cỏ lùng
24 Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: "Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất.26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện.27 Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: "Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy? " Ông đáp: "Kẻ thù đã làm đó! " Đầy tớ nói: "Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không? " 29 Ông đáp: "Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. 30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi."

Dụ ngôn hạt cải (Mc 4:30 -32; Lc 13: 18 -19 )
31 Đức Giê-su còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: "Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình.32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được."

Dụ ngôn men trong bột (Lc 13: 20 -21 )
33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: "Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men."

Giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng
36 Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe."37 Người đáp: "Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người.38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần.39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần.40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.41 Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người,42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.

Dụ ngôn kho báu và ngọc quý

44 "Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

45 "Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.46 Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy

 
nntDate: Thứ năm, 08-07-2010, 9:07 AM | Message # 25
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Đạo Bà La Môn

Thượng đế ba ngôi Trimurti (từ trái sang: Brahma, Vishnu, Shiva),
phía trên là chữ OM hay AUM biểu tượng của đạo Bà La Môn.

Đạo Bà La Môn (Brahmanism) cũng gọi Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism), là đạo bản địa của người Ấn (Hindus), hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên hoặc sớm hơn nữa, tức là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ. Không xác định ai là giáo chủ hay người mở đạo. Bậc chân sư đắc đạo hướng dẫn tâm linh cho tín đồ được gọi là guru.

Tôn giáo này thuộc loại phiếm thần (pantheism) có lẫn yếu tố đa thần (polytheism). Trời hay Thượng đế của Ấn giáo là một Trimurti (tam vị nhất thể) gồm ba ngôi: Brahma (đấng sáng tạo), Vishnu (đấng bảo tồn), và Shiva (đấng hủy diệt).

Các bộ kinh chính viết bằng tiếng Sanskrit: Vedas (Phệ đà), Upanishads (Áo nghĩa thư), Bhagavad Gita (Chí tôn ca)…

Vũ trụ quan. Thực tại tuyệt đối sinh thành và bảo tồn vũ trụ, vạn vật được gọi là Brahman, có thể xem như tương đồng với khái niệm Đạo của Trung Hoa, hay Logos của Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ 5 trước Công nguyên.

Nhân sinh quan. Con người bị ràng buộc trong vòng vô minh (ngu dốt) và huyễn ảo nhưng lại có khả năng thoát khỏi chúng.

Đời người có 4 mục đích: dharma (hoàn thành các nghĩa vụ luân lý, luật pháp và tôn giáo); artha (mưu sinh và thành đạt trong xã hội); kama (thỏa mãn các ham muốn nhưng biết tiết chế và điều độ); moksa (giải thoát khỏi vòng luân hồi) bằng cách giải trừ hết các nghiệp (karma) vì khi chết mà vẫn còn nghiệp thì phải chịu tái sinh vào kiếp sau ở thế gian, tức là luân hồi (samsara).

Đời người phải trải qua 4 giai đoạn: brahmacharga (học tập); grhastha (lập gia đình, tạo sự nghiệp); vanaprastha (hướng về tâm linh); sanrgasu (thoát ly xã hội để tu hành).

Luân lý. Con người chịu 3 trọng ân: ơn trời, ơn thầy, ơn tổ tiên. Phải tu tập theo 3 con đường: karmamarga (phụng sự); jnanamarga (trí tuệ hay minh triết); bhaktimarga (sùng tín trời).

Giữ 10 giới răn: ahimsa (không giết chóc); satya (không nói dối); asteya (không trộm cắp); brahmacharya (không buông thả theo ham muốn); aparigraha (không tham lam); saucha (phải sạch sẽ, tinh khiết); santosha (biết bằng lòng); tapas (kỷ luật với bản thân); svadhyaya (phải học tập); ishvara pranidhana (vâng phục mệnh trời).

Nghi lễ. Có 5 thánh lễ chính: Mahashivarati (giữa tháng 2), Holi (trong mùa xuân), Ramnavami (cuối tháng 3), Dusserah (đầu tháng 11), và Diwali (giữa tháng 11). Tín đồ hành lễ tại nhà riêng và trong đền thờ.

Đạo Bà La Môn có 900 triệu tín đồ (năm 2005). Văn hóa Bà La Môn đã sớm ghi dấu ấn ở Sri Lanka và các nước Đông Nam Á (Campuchia, Indonesia, Lào, Mã Lai, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), hiện nay vẫn còn đền thờ và tín đồ ở các nước này. Bà La Môn cũng có ở một số nước phương Tây (Anh, Mỹ…). Thức giả Âu Mỹ đặc biệt kính trọng tư tưởng của các guru như Sri Ramakrishna Paramahamsa (1836-1886) và đệ tử của ông là Swami Vivekananda (1863-1902)…


Nghê Dũ Lan (SGGP Thứ Bảy)

 
nntDate: Thứ năm, 08-07-2010, 9:08 AM | Message # 26
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
PHÂN BIỆT NGÀY VÀ ĐÊM

Trong kho tàng khôn ngoan Ấn giáo, có một câu chuyện minh triết kể về vị đạo sĩ và người học trò.

Vị đạo sĩ hỏi người học trò: - Đâu là lằn mức giữa đêm và ngày? Lúc nào ngày bắt đầu? Lúc nào đêm chấm dứt?

Người học trò suy nghĩ. Vị đạo sĩ bảo người học trò vẽ lằn mức mặt trời mọc đến đâu là ngày, chia ranh giới nào là hết đêm.

Im lặng, nhíu thêm đôi mày. Thời gian trôi qua. Không ngờ câu trả lời khó vậy. Người thanh niên thầm nhủ: Ta nhìn bình minh biết bao lần, thức dậy biết bao buổi sáng, mấy mươi năm trong đời chưa một lần phân biệt: Lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt?.

Sau thời gian suy nghĩ, người học trò không sao vẽ được lằn mức giữa ngày và đêm. Anh đánh bạo trả lời tôn sư :- Thưa Thầy, lúc mặt trời cho con đủ ánh sáng phân biệt được con chó khác con mèo, đó là ngày.

Vị đạo sĩ lắc đầu, hỏi người học trò: - Phân biệt con chó khác con mèo nhưng đủ ánh sáng để phân biệt cành trúc khác cành tre không?

Người học trò im lặng chưa biết nói gì. Tôn sư anh ta lắc đầu nói tiếp: - Đấy không phải tiêu chuẩn phân biệt ngày và đêm con ạ. Đủ ánh sáng phân biệt con chó với con mèo, nhưng bao nhiêu ánh sáng mới đủ phân biệt cây trúc với cây tre? Vả lại gần bao nhiêu thì rõ để gọi là chó, xa bao nhiêu là tối để có thể lẫn là mèo?

Sau cùng, người học trò tự thú: - Thưa Thầy, từ lúc Thầy đặt câu hỏi con mới để ý khi mặt trời mọc. Con không vẽ ranh giới được lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm kết thúc. Con thức giấc mỗi sáng mà không biết lúc nào gọi là ngày, lúc nào hết đêm.

Vị đạo sĩ trầm tư: - Con ạ, cuộc đời nhân gian đêm nhiều hơn ánh sáng. Người ta không tỉnh thức nên sống trong đêm tối mà cứ ngỡ ban ngày. Người ta thức dậy mỗi ngày mà không biết ngày bắt đầu lúc nào, làm sao gọi là thức dậy?

Người học trò im lặng trong ý nghĩ riêng tư, hỏi nhà đạo sĩ: - Thưa Thầy, người ta không quả quyết được lúc nào đêm chấm dứt. Có phải ý Thầy muốn nói, như thế, thức dậy cũng chưa chắc là hết bóng đêm không?

- Đúng thế, con ạ. Thầy muốn dạy con hai điều. Điều thứ nhất, con đã phí phạm biết bao bình minh, mấy mươi năm trong đời nhìn mặt trời mà không biết đâu là ngày, đâu là đêm. Điều thứ hai, ngày tháng còn lại của con, con phải trả lời câu hỏi của Thầy: "Lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt? Bao nhiêu năm thiền niệm trên ngọn núi này, ngày ngày Thầy nhìn mặt trời mọc trên biển tìm câu trả lời. Thầy thức giấc nửa đêm trăn trở vì câu hỏi ấy. Thầy ra ghềnh đá chờ ánh mặt trời, Thầy lấy hết tâm trí nhìn bóng tối lụi dần mà không vẽ nổi lằn ranh biên giới lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt. Cho đến một ngày kia."

Nói đến đó nhà đạo sĩ im lặng. Mắt ông ngời sáng, nhìn xa xôi về phía chân trời. Người học trò lắng nghe.

Đợi người học trò thật yên tĩnh, nhà đạo sĩ nói với môn sinh: - Con ạ, thật sự không thể vẽ lằn mức được lúc nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt!

Người học trò như ngạc nhiên, chăm chú lắng nghe. Tôn sư ôn tồn xác định lần nữa câu nói của ông bằng cách cắt nghĩa cho người học trò:- Không thể phân biệt được biên giới giữa đêm và ngày cũng như không phân biệt được bao nhiêu của cải là hạnh phúc, thiếu bao nhiêu là chưa đủ!

Ngập ngừng đôi giây, vị đạo sĩ nói như lời tâm sự thân tình với học trò:- Thách đố bởi câu hỏi khi nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt. Thầy mải mê đi tìm trong văn chương triết học, trong thần bí niệm tu, cho đến một ngày biết mình không còn sống bao lâu mà vẫn không tìm được câu trả lời. Lúc đó Thầy buồn khôn tả, biết mình nhỏ bé trước biển cả và mặt trời. Thầy cúi đầu xin Thượng Đế cho Thầy được chết bình an. Thầy xin Thượng Đế cất đi câu hỏi đã dằn vặt Thầy. Thầy không còn cách nào trả lời câu hỏi ấy. Trong văn chương triết học, Thầy đã thất vọng, trong thần bí niệm tu, Thầy đã ráng sức cả đời. Càng suy nghĩ càng thấy mình nhỏ bé, sau cùng, Thầy chỉ còn biết xin Thượng Đế thương xót, đừng hỏi nữa cho tâm hồn Thầy thảnh thơi.

Khi nào ngày bắt đầu, lúc nào đêm chấm dứt? Không trả lời được con ạ. Đâu ngờ, chính lúc Thầy xin Thượng Đế cất câu hỏi ấy đi, Ngài lại trả lời cho Thầy. Một ánh sáng êm dịu vô ngần nhẹ nhàng đậu xuống linh hồn Thầy, cho Thầy một trí hiểu đơn sơ, một niềm vui kín đáo, một năng lực sống trọn vẹn vì một khám phá: Đời quá đẹp con ạ !

Nói tới đó, nhà đạo sĩ như phiêu du vào một vùng trời rất đỗi bình an. Người học trò chăm chú kỹ hơn, lắng nghe.

- Con ạ, Thượng Đế nói cho linh hồn Thầy rằng, lúc nào Thầy nhìn con, thấy bóng dáng Thượng Đế trong con, lúc nào Thầy nhìn ai cũng chỉ thấy là bạn hữu, đó là ngày! Lúc nào Thầy nhìn người khác mà tức giận, ghen ghét , tham lam, thù hận, thì đấy là đêm! Ánh sáng để phân biệt đêm và ngày là lòng từ ái nhân hậu. Đi giữa ban ngày mà trong trái tim trĩu nặng, u hoài thì vẫn vẫn là bóng đêm, con ạ. Ngày và đêm không thể phân biệt bằng ánh sáng vật lý, chỉ có lòng từ ái bao dung.

Vị đạo sĩ nhìn người học trò rất đỗi nhân ái mến yêu. Từ từ nhắm mắt. Im lặng, linh thiêng và bình an, ông lặng lẽ xuôi hồn về thế giới bên kia.

Ông đã chết. Ông về với ánh sáng, nơi chỉ có ngày, không còn đêm nữa. Ông ra đi, để lại cho người học trò câu trả lời lúc nào là đêm, lúc nào ngày bắt đầu.

Người học trò vĩnh viễn xa tôn sư. Vị đạo sĩ đã chết bình an sau khi để lại cho người học trò ánh sáng mà ông đã kiếm tìm.

 
nntDate: Thứ năm, 08-07-2010, 9:10 AM | Message # 27
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Ý Nghĩa Thâm Diệu Của Từ "Phật"
Qua Cách Dịch Của Ngài Huyền Trang

Hỏi: Xin cho biết ý nghĩa của chữ "Phật". (Thư hỏi của đạo hữu Giác Tâm Nguyễn Văn Hoa)

Ðáp: Từ Phật là một từ mới trong số 24.000 từ mà ngài Huyền Trang đã tạo ra cho ngôn ngữ Phật Giáo Trung Hoa từ cuối thế kỷ thứ 6 từ Phạn ngữ Buddhã ra là "Phật Ðà', viết tắt là "Phật", hai nhà ngôn ngữ học Trung Hoa ở Thượng Hải dựa theo phương pháp Tây dịch phiên âm Buddhã ra "Bột Ðà" mà theo âm ngữ Tây phương thì Bột Ðà nghe na ná như Buddhã vì cùng có âm B và Bột Ðà có vè tân tiến hơn là Phật Ðà.

Ðối với người Việt chúng ta ngày nay, ngoại trừ lớp cao niên còn quen thuộc với chữ Hán, nhiều người nhất là lớp trẻ đã đọc và viết theo vần La Tinh không biết chữ Phật viết theo lối chữ Hán như thế nào. Từ Phật, theo cách viết chữ Hán, gồm có hai vế: bên trái là bộ "Nhân", bên phải là chữ "Phất".

Dùng pháp chiết tự để dẫn giải, bộ Nhân ở bên trái có nghĩa là "Người".

Chữ Phất ở vế thứ hai, có nghĩa là "Không", là chẳng được; theo thuật ngữ Phật giáo đó là Tánh Không.

Ghép cả hai vế lại với nhau, Phật nghĩa là Người Ngộ Tánh Không.

Diễn giải một cách toàn diện hơn bao gồm cả hai vế, khi nhìn thấy danh từ "Phật", nó nhắc nhở người Phật tử, hay những ai biết chữ Hán, những điều nhận thức rất căn cốt và thâm diệu sau đây:

- Phật là một con người như tất cả mọi người.

- Vì cũng là con người cho nên Phật với chúng ta đều bình đẳng.

- Phật không phải là Tiên, Thánh hay Thần và nhất thiết không phải là một Thượng Ðế "Toàn Năng" như của bất kỳ tôn giáo độc thần nào có quyền ban ơn giáng họa mà người ta gán cho Thượng Ðế này.

- Mỗi người và mọi người đều có khả năng thành Phật, chứ Phật chẳng dành riêng cho ai.

- Muốn thành Phật thì phải tu hành và ngộ được Tánh Không, chưa ngộ Tánh Không thì chưa thành Phật.

- Tánh Không phải tu hành mới đạt được chứ không thể cầu xin hay do ai ban cho.

- Tánh Không là Phật Tánh.

Ðến đây quý độc giả có thể đã hết sức khâm phục ngài Huyền Trang vì sự uyên thâm Phật pháp, tính sáng tạo và sự liễu đạo của ngài, vì chỉ trong một từ với hai vế đơn giản ngài đã dạy cho chúng ta không biết bao nhiêu điều bổ ích, hiểu một cách sâu sắc về đạo Phật và không thể hiểu lầm đạo Phật với các tôn giáo khác.

*******hoasen

 
nntDate: Thứ năm, 08-07-2010, 9:12 AM | Message # 28
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Cây nho thật GIOAN chương 15

1 "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn.3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em.4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.

5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em

 
nntDate: Thứ năm, 08-07-2010, 9:13 AM | Message # 29
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Tôn giáo và khoa học

Quan điểm về tôn giáo và khoa học có thể đi từ thái cực cái nọ phủ nhận cái kia cho đến dung hòa hơn. Ở thái cực này, một số người cho rằng những hiểu biết tôn giáo có thể trả lời mọi câu hỏi liên quan đến vũ trụ và đời sống con người. Ở thái cực khác một số người lại cho rằng những hiểu biết tôn giáo là mê tín, phi lý, hoang đường, chỉ có khoa học mới đưa ra được câu trả lời đúng đắn.

Ở giữa hai thái cực, có quan điểm coi tôn giáo và khoa học dùng các phương pháp, hay nói đúng hơn, trả lời cho các câu hỏi khác nhau để tìm đến Chân lý và kiến thức đồng thời bổ sung cho nhau. Tôn giáo dùng những phương pháp dựa theo sự hiểu biết chủ quan của trực giác cá nhân và kinh nghiệm và/hoặc căn cứ vào chức trách của các kinh sách hay người được xem là tiên tri. Khoa học, trái lại, dùng phương pháp khoa học, một quá trình khách quan để điều tra nghiên cứu dựa theo chứng cớ vật chất, dùng các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được.

Tương tự, có hai loại câu hỏi mà tôn giáo và khoa học cố gắng trả lời: những câu hỏi về các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được (như các luật vật lý, hay cách hành xử của con người) và những câu hỏi về các hiện tượng không thể quan sát được và việc đánh giá về giá trị, ý nghĩa, mục đích (như làm sao có các luật vật lý, thế nào là "thiện" và "ác"). Quan điểm này có thể được minh họa bằng những lời Hồng y Barberini[15] đã từng nói với Galileo: "Anh dạy cho mọi người biết bầu trời di chuyển như thế nào; còn chúng tôi dạy cho mọi người biết cách lên trời"[16]. Nói cách khác, thế giới này hoạt động ra sao là vấn đề khoa học, nhưng tại sao chúng ta và phần vũ trụ còn lại nói chung lại tồn tại là vấn đề khoa học không sao giải thích được.[17]

Trong khi nhiều nhà khoa học mang niềm tin tôn giáo, theo quan điểm hòa hợp giữa tôn giáo và khoa học thì có lúc cả hai đã xung đột với nhau. Galileo đã bị giáo hội bắt từ bỏ Thuyết Nhật tâm hay cuộc tranh luận về sự tạo thành sau khi Charles Darwin đưa ra Thuyết Tiến hóa là những ví dụ.

Trên thực tế, cho đến ngày nay, khoa học và tôn giáo vẫn cùng tồn tại, một số niềm tin tôn giáo có thể mờ nhạt đi và được thay thế bởi khoa học nhưng nhiều tôn giáo mới cũng đã và đang xuất hiện, đặc biệt là trong những xã hội hiện đại nơi mà nhiều người cho rằng chủ nghĩa tiêu thụ đang chiếm ưu thế và đạo đức suy đồi.

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:39 PM | Message # 30
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Khi tìm hiểu quan niệm về “Vô Ngã”, ta có thể tóm lược một vài đặc điểm như sau:

1. Vấn đề “Vô Ngã”, Phật Thích Ca không chỉ trích công khai niềm tin cổ truyền của dân chúng Ấn Độ về Atman, tức Linh Hồn bất tử. Ngài thường giữ thái độ “im lặng”, cũng như đối với các vấn đề siêu hình khác. Nhưng “im lặng”, thì không có nghĩa là từ chối hay chống đối.

2. Quan niệm “vô ngã” là thuộc bộ ba: vô thường, đau khổ, vô ngã, là một lối sống đê hèn, đau khổ của Luân hồi, Nghiệp-Báo, nên cần được Giải Thoát.

3. Chân Ngã là cái Ngã đã Tỉnh Ngộ, thuộc cảnh giới Niết Bàn, không còn bị dục vọng quấy phá, nhưng sống trong an lạc, thanh thoát do cái Tâm-Bình-Đẳng, cái Tâm Đại-Từ-Bi hướng dẫn.

4. Muốn đạt tới cái Chân Ngã, cần khổ công tu luyện, theo “Bát Chính Đạo”, và một đời sống luân lý tốt.

LM CG

 
Search: