ĐẠo LÝ GÓp NhẶt ĐÓ ĐÂy
|
|
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:57 PM | Message # 46 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| 3. Tình Thương Tràn Lan Khắp Vũ Trụ Thiên Chúa là nền tảng, là lý do tồn tại của vạn sự vạn vật. Tình Yêu Thương Vô Biên của Chúa cũng chính là sự Sống, là Năng Lực tiềm ẩn được biểu lộ ra bên ngoài vũ trụ hữu hình. Đâu đâu ta cũng thấy tràn đầy sự Sống và Năng Lực, làm cho nhân loại và các sinh vật, thực vật, khoáng vật biến hóa, sinh động không ngừng. Từ nơi vũ trụ hữu hình này, ta có thể nâng tâm trí con người lên cõi vô hình, và cảm nghiệm được chính Nguồn Sinh Lực Tuyệt Đối, cũng là Tình Thương Vô Biên hằng tràn lan trên muôn vật muôn loài. Do đó, tình yêu thuơng của nhân loại không thu hẹp vào thế giới tương đối, hữu hình mà thôi, nhưng có thể “vượt” lên đến điểm Hội Tụ Tuyệt Đối là Thiên Chúa, đã được biểu lộ, mặc khải nơi Chúa Cứu Thế. Một hình ảnh tượng trưng cho Tình Ái Tuyệt Đối vượt trên các tổ chức, đoàn thể hữu hình, đó là “Hội Thánh Chúa”, hay “Nước Thiên Chúa”. Hội Thánh Chúa, không phải chỉ xét về phương diện bên ngoài, có sự hợp nhất về lãnh đạo, về phẩm trật, về giáo luật, nhưng Hội Thánh Chúa, trong căn bản, chính thật là một Sinh Lực của Tình Ái Tuyệt Hảo, liên kết các phần tử là con của Chúa lại thành một “Thân Thể Mầu Nhiệm” (Mystical Body) mà Chúa Cứu Thế làm Đầu, làm Thủ Lãnh.
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:58 PM | Message # 47 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| TƯƠNG QUAN GIỮA TÌNH ÁI THIÊN CHÚA VÀ NHÂN LOẠI Xét về nội dung ý nghĩa của chữ Yêu Thương, người ta phân biệt ra ba ý nghĩa hay ba loại Tình Ái khác nhau, không hoàn toàn “đoạn tuyệt” với nhau, không chống đối nhau, nhưng vẫn có thể liên quan đến nhau. 1. Ba Loại Tình Ái Theo nội dung ý nghĩa, tình ái có thể xếp đặt làm ba cấp, tính từ dưới lên trên : a. Tình Tư Dục.(Eros) Đây là tình yêu vị kỉ tìm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, về dục tính (sex), về tình cảm, về gia đình. b. Tình Bằng Hữu.(Philia) Thứ tình cảm này hướng về tha nhân, và lan rộng tới những người ngoài khuôn khổ nhỏ hẹp của gia đình, như bạn bè, làng xóm, quốc gia. Vì tình nghĩa đồng bào, đồng hương, hay họ hàng mà đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. c. Tình Bác Ái.(Agape) Đây là tình ái vị tha, vô điều kiện (uncondional love), vì Tình Bác Ái bao la, vô hạn mà Thiên Chúa đã tạo thành vũ trụ, và hằng thi ân giáng phúc cho muôn vật muôn loài. Vì Tình Bác Ái vô hạn đó mà Chúa Giêsu Kytô, vốn là Thiên Chúa, đã tự hạ, tự hiến làm lễ hy sinh để cứu độ nhân loại (coi Thư gửi Philiphê 2:6-11, Kenosis).
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:58 PM | Message # 48 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| 2. Ba Loại Tình Ái Liên Quan Với Nhau Tuy Tình Chúa bao la và là nguồn gốc của mọi tình yêu thương vị tha, còn tình người rất hạn hẹp, nhưng ta vẫn thấy có mối liên hệ, liên tục giữa hai mối tình ấy. Tình Chúa giầu lòng vị tha, đổ tràn trên vạn sự vạn vật. Tình người dựa trên cảm giác, trên vật dục, nhưng cũng phải vươn lên tới Chúa là Tình Ái Tuyệt Đối. Do đó, ngay trong tình yêu vật dục thấp kém, ta cũng nhận thấy một hình ảnh hoặc một chút hương vị của Tình Yêu Thương Tuyệt Đối. Chính Tình Ái Siêu Việt khiến tình yêu thấp kém được thêm phần thanh cao. Bởi vậy, không có sự đối nghịch, hoặc “đứt đoạn” giữa Tình Bác Ái vô biên của Chúa và tình yêu vị kỉ của nhân loại, nhưng vẫn có sự hỗ tương giao hòa. Đã thật tình “Mến Chúa”, tất nhiên cũng phải “yêu người”, vì cả hai giới răn liên hệ mật thiết với nhau. Nếu yêu mến Chúa một cách chân thành, thì cũng phải noi gương bắt chước Tình Bác Ái bao la của Chúa để tỏa rộng tình yêu của mình đến cho mọi người chung quanh. Ngược lại, yêu người thật tình cũng sẽ giúp ta vươn tới thứ tình yêu vị tha, hy sinh, tức tình bác ái. Có thể sánh ví một cách “tương tự” như sự hỗ tương ảnh hưởng giữa linh hồn và thể xác, do đó, Tình Bác Ái vô biên của Chúa và tình yêu hữu hạn của nhân loại đều có tuơng quan liên hệ với nhau(135). LM CG
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:59 PM | Message # 49 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| 3. Hình Anh “Tương Tự” giữa Tình Chúa và Tình Người Trong Kinh Thánh hay lễ nghi phụng tự, hoặc trong Thần Học, tu đức... ta thấy dùng những hình ảnh tình tứ, thơ mộng, phỏng theo tình ái giữa vợ-chồng, cha-mẹ với con cái... để diễn tả Tình Ái Siêu Việt của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, đây chỉ là những hình ảnh “tương tự” (analogy), chứ không phải đúng hệt như vậy. a. Tình Yêu Vợ-Chồng Trong Kinh Thánh, tình yêu của vợ-chồng được ca tụng như một kỳ công của Đấng Tạo Hóa. Tiệc cưới được sánh ví như sự hoan lạc trên Thiên Đàng. Do đó, tính dục (sexuality) không phải là điều xấu, là tội lỗi. Thánh Phao lô Tông Đồ đã dùng hình ảnh tình ái vợ-chồng trong hôn nhân để ám chỉ tình ái giữa Chúa Cứu Thế và Hội Thánh, tức là các tín hữu. Bởi vậy, tình nhục dục vẫn có thể “thăng hoa” thành tình yêu gia đình, rồi lan rộng ra ngoài xã hội, để vươn lên tới tình yêu cao vời, thần bí hiệp thông với Chúa. b. Tình Phụ-Mẫu với Con Cái Ngoài tình nghĩa vợ-chồng, không có một tương quan tình ái nhân loại nào cao quí bằng tình yêu giữa cha mẹ và con cái. Bởi vậy, trong Phúc Âm, Chúa Cứu Thế đã dùng danh từ “Abba”, nghĩa là “Cha” để gọi Thiên Chúa, và để ám chỉ mối tương quan tình nghĩa giữa Thiên Chúa là Cha, và những người được Chúa yêu là con cái Chúa, như trong kinh Lạy Cha: “Lạy Cha chúng con ở trên trời...” (Mat 6:9-13). Nói tóm lại, “Thiên Chúa là Bác Ái”, Bản Tính của Chúa và mối Tương Quan Siêu Phàm giữa Ba Ngôi Vị Thiên Chúa (Mầu Nhiệm Tam Vị Nhất Thể Thiên Chúa), là tương quan Tình Ái Siêu Việt mà trí tuệ loài người không thể hiểu thấu, không thể diễn tả cho cân xứng được. Dầu vậy, Thần Học Thiên Chúa Giáo vẫn cho phép dùng ngôn ngữ, hình ảnh phàm tục để ám chỉ (một phần nào) sự “tương tự” và liên quan giữa Thiên Chúa Siêu Việt và nhân loại thuộc giới thụ tạo tương đối. Nhưng nên nhớ: thế giới hữu hình chỉ có thể phản ảnh, một cách lờ mờ “tương tự”, những Thực Tại Siêu Việt mà thôi!
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:00 PM | Message # 50 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| Ba'Haism Mirza Ali Mohammad—a young sayyaid of Siraj began to preach a new religion in 1844 as he was the founder of Babi. Which spread rapidly in Persia and in other European countries and in USA. In spite of violent persecution culminating in the execution of the founder on July 8 1850 and his 28 principal disciples on Sept. 15 at Tehran in 1852. But it has been gaining ground to this day. He assumed the title of Bab. (means gate in Arabic) and his cult Babi (in 1844) Shia is the state religion of Persia since 16th Century. Shia is the sect of 12 Imams - the descendents of Ali. The last or 12th Iman or Iman Mahdi's messianic teaching is to be grasped to understand the Babi doctrine. The last Imam succeded his father in 873 A.D. and died in 950 But he is believed to be alive and living in Jabilsa with his faithfull disciples and at the end of time he will issue forth and fill the earth with justice after it has been filled with Iniquity" (injustice, crime) This disappearance (gaide is Kibri) (occultation) was about a thousand years ago when the Bab or gate of communication between the Imam and his followers closed. It was Mirza Ali Muhammad who declared that the Bab or gats was opened aagain as there must be a shia-i-Kamil a perfect Shia who could be in direct communication with him (The Imam) and on May 23,1844 he was the Bab and his followers were Babis. He, belonged to the Shaykhi one of so many other claiments.) The manifestations (began) on 23 May 1844 and ended on July 9, 1850 at Tabris when the Bab was killed and his 26 disciples killed on Sept 15, 1852 at Tehran. He was only 24 years (born on Oct. 9, 1820) at manifestation & of 30 years (in 1850) when he suffered Martydom. He was in the custody of his enemies for 4 or 5 years. He was regarded as a divine being. It is also said that the Bab conferred this title on one of his disciples Baha-Ullah Bahaullah (born on Nov. 12.1817) and himself called the qaim Imam or expected Imam and that he was only the Naqta (point) or point of new revelation. But he was put in a coffin and concealed in a Shrine for 17 years and the coffine was transferred to AKKA in Syria in a shrine specially built for that purpose by order of Baha-Ullah. His followers are called Baha'is. Before his death Bab had nominated a lad called Mirza Yahya (born in 1830-31) son of half-brother, Baha-ullah (Mirza Husan Ali) as the Dawn of eternity (Subh-i-Ezel) on seeing his Zeal and devotion at the age of 15 as a youth as his successor. But being secluded and young the Babi community's affairs were looked after by Mirza Janiand the Yahya enjoyed looked after by Mirza Janiand the Yahya enjoyed religious supremacy. The massacre of 28 disciples (on Sept. 15, 1852) won many converts to the new faith of all the previous propaganda. Baha-ullah & Yahya escaped on this occasion and reached Bagdade. For 11 or 12 years till 1864 Bagdad was the Head quarter of the Babis sect where Yahya or Subh-i-Ezel) was the ostensible head and acknowledged as such by Baha-ullah who himself is said to the manifestation in 1867 at the age of 50 as he was born in 1817 but he retired for 2 years into the highlands of Kurdistan for purification. Subh-i-Ezel was a man of retiring nature, moodest, seclusive and devoted to writing and quite life. The Babis were expelled from Bagdad due to the hostility of the Persian counsel at Bagdad and they went to Constantinople in 1864 and then after 4 or 5 months to Adrianople where they remained for 4 years till August 1868. It was here that Baha-ullah (1866-67) publically announced that he was "He whom God shall manifest as foretold by Bab, and called on all Babis to recognise him as such, not merely as Bob's successor but as him, whose Advent the Bab was mere a herald and forerunner. This announcement convulsed the whole Babi community but was gradually accepted by the majority. This was however opposed by Subh-i-Ezel and his followers among Babis. The strike was fierce with poisoning. The Turkish Govt. intervened and divided the 2 parties. Subh-i-Ezel was sent to Cyprus and Baha-ullah to Seria. Many adherents died but Subh-i-Ezel was living in Cypres when the English occupied it. Till 1908 they were 35 in all. So also those who went to Akka in Seria remained ineffective thoughin a large number but the main force dwindled. Rise of Bahullah The division was now between Bahais and Ezelites that is at AKKA in seria and at Famagnata in Cyprus. In Cyprus Ezelites were few and in Persia also these people were inefective as the son-in-law of Subh-i-Ezel was killed at Tabriz. subh-i-Ezel was alive atleast in 1908. Though he was full of information and wrote a lot about the doctrine of Babis, he was no longer a force to be reckoned with. AKKA, on the other hand with expediency and policy played a much larger part, and AKKa was the centre of Babism in the East and West and we must turn our attention there. Bahaullah was now the transcendent manifestation of God among Babhis and he reconstructed the earlier Babi conception and old Bab was declared to be only the precursor or barbinger of his advant and he could change as he wished. The Babis put themselves outside the pale of Islam and do not consider Quran as final. Their views are heterodox about the return to the life of the world of the prophet, his daughter Fatima and the 12 Imams or the other holy personals. A wholly different spirit pervails the teachings of the baha. His religion is more practical, teachings more ethical and less mystical and metaphysical and he appeals to all and not specially to Shiaite Muslims. His attitude towards the shah of Persia is more conciliatory. He wrote letters to Queen Victoria, Tsar, Napoleon III the pope and many other kings or rulers. He at Akka received many pilgrims and his doctrine is "to be killed than to kill", as Mirza Babi was killed at the order of the Shah when he had the audacity of appearing before him with a letter from a Bahaullah (in July 1869) and so many others were killed as they opposed Islam as late as upto 1903. These persecutions were influencing American public opinion and a Sirian convert to Bahaism named Ibrahim George Khyarullah lectured on Bahaism in Chicago in 1900. He settled in America and several thousand Americans became Bahais and there was regular contact with AKKa by them in USA. Bahaullah died on May 16,1892 leaving four sons and 3 daughters and differences to the succession arose in 2 elder sons. Abbas Efendi and Ghusn-i-Ka or Mirza Mohammad Ali. Efendi said that the Revelation is not ended and he was to be its channel now, but his brother opposed as other Bahais as they said that the book of revelation was closed. In America Ibrahim Khayrullah supported Mirza Mohammad Ali and Bahaims was adopted by some Americans. Doctrines:- Bab had said that he was not only at the point of new revelations, it meant that he was the Imam himself. The works of Babi were closely resembling those of Subh-i-Ezel and were chiefly on Ethical subjects. The Bahis do not believe in the Resurrection of body as Muslim believe but insome higher grade should the spirit return to the life of the world" in less material and more symbolic form. Generally Babis do not believe in personal immortality. We are ordinary mortals" they say.- Bahism is against sufiism. tolerance for other religions is inculcated by Bahaullah with amity and harmony. They object to sufi pantheism (God is universal) individualism and "Inner light." They (as opposed by Islam seen in the Manifestation, the fulfilment of Islam. Islam is disregarded by them as Christians disregard the Jews Followers of Abbas Efendi do not like the followers of Mirza Mohammad Ali. According to the Babi conception, the Essence of God the Primal divine unity, is unknowable and entirely transcending human comprehension and all that we can know is its manifestations. In the succession of Prophets the same universal Reason or intelligence speaks to mankind, according to their capacities and exisgencies of times, and their teaching the same. The prophets are in essence the same and their teaching the same may it be Abraham, David, Mosses Christ, Muhammad or Bahaullah the (either Bab or Ezel) just a teacher expounding the same science talks differently to small children, youth or mature and more understanding people. So there is no last prophet as Muhammad deeclared himself. Prophets reappear as when one manifestation has out grown, the teachings of another appear. There is no material Heavan or Hell as taught by Mohammad but to the rough Arabs this was the way to convey to them the reality which they symbolise. As the world & the human race are eternal and progress is a univedrsal law, there can be no final Revelation and no last of the prophets and seal of the prophets, as the Mohammdans suppose. Every prophet has foretold his successor and when he came be was rejected by that prophet's followers. Bob was killed, though he speaks of succeeding revelations. "He whom God shall manifest", and other revelations which in turn shall succeed that and infinitum. The Babi doctine embodies the modern Western rationalistic spirit. The practical reforms suggested by the Bab are generally based on some quite non-utilitarian ground. No chastisement of children and their feelings are to be respected as every prophet will begin as a child and if you rebube him to start with you will be so fearful later. Amelioration of the position of women, is similarly a case in point. The essence of being a Babi or a Bahai is bound with less devotion to the" Person of the manifestation" and a belief that he is divine. Bahaullah is called in persia not only blessed perfection " but also God Almighty (Haqq-ta alia). But this is an extreme assertion. Babis are almost forgotton now and Bahai followers of Bahaullah ignore or suppress the earlier history and literature of Babi's time and assert their own.
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:01 PM | Message # 51 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM Việt Nam là chỗ giao lưu của nhiều nền văn minh trên thế giới, do đó cũng là nơi phát triển của nhiều tôn giáo khác nhau. Có bốn tôn giáo chính ở Việt Nam, dù công khai hay âm thầm, vẫn đang hành đạo theo những nghi thức riêng: đó là các đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Đạo Phật truyền sang Việt Nam bằng hai đường: hoặc từ Trung Hoa xuống, thường được gọi là Phật giáo Đại thừa, hoặc từ Ấn Độ qua, gọi là Phật giáo Tiểu thừa. Phật giáo ngày nay tại Việt Nam có số tín đồ rất đông, có thể nói vào khoảng bảy mươi lăm phần trăm dân số. Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam có hai giáo hội chính là Giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin Lành, cả hai đều thờ Chúa Ky-tô (Jesus Christ). Trung tâm Thiên Chúa giáo đặt tại Vatican, thường được gọi là Tòa Thánh La Mã, do Đức Giáo Hoàng trị vì. Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam có khoảng hai triệu rưỡi tín đồ, chia thành nhiều địa phận. Đạo Cao Đài còn có tên là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một tôn giáo có đến hai triệu tín đồ. Đạo chủ trương rằng: Ngọc Hoàng Thượng Đế sinh ra vũ trụ muôn loài, đã ba lần (tam kỳ) đưa người xuống thế để dìu dắt chúng sinh (phổ độ). Đạo có bảy chi phái chính, mỗi nơi có tổ chức và nghi thức hành lễ riêng, không hoàn toàn giống nhau. Lớn nhất có Tòa thánh ở Tây Ninh và chi phái ở Bến Tre. Đạo Hòa Hảo thực ra không phải là một tôn giáo mới, đó chỉ là một phái của Phật giáo có thay đổi một số quy tắc về giáo lý, giáo luật và nghi thức hành lễ; cho nên để gọi đúng tên nên gọi là Phật giáo Hòa Hảo, được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo là Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, sinh ngày 25/11/1919 tại làng Hòa Hảo, tinh Châu Đốc. Ngoài ra người Việt còn có đạo’’thờ cúng tổ tiên’’ bắt nguồn từ giáo lý Khổng-Mạnh, và các đạo khác như Đạo Ba-Hai, Thông Thiên Học, đạo Subud, đạo Hồi, Bà La Môn, v.v..
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:01 PM | Message # 52 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| Giáo lý Hòa Hảo Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 6 tập: 1. Sấm khuyên người đi tu niệm 2. Kệ của người Khùng 3. Sấm giảng 4. Giác mê tâm kệ 5. Khuyến thiện 6. Những điều sơ học cần thiết của kẻ tu hiền Có thể nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật thày Tây An, gồm phần "Học Phật" và phần "Tu nhân": Phần "Học Phật": chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền. Phần "Tu nhân": theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu "tứ ân hiếu nghĩa"- đó là 4 điều Phật thầy Tây An đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn ký (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời). WIKI
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:02 PM | Message # 53 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| Nghi lễ và tổ chức Đạo Hoà Hảo chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa. Họ chủ trương giúp đỡ người nghèo hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Họ cho đó là những sự phung phí thay vì dùng tiền đó để giúp đỡ những người thực sự cần đến. Đạo Hòa Hảo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời. Không có nơi thờ công cộng, trung tâm của đạo ở làng Hòa Hảo gọi là tổ đình cũng chỉ mang tính gia tộc. Đạo này không xây dựng chùa chiền, không có tượng ảnh thờ. Vật thờ của đạo Hòa Hảo là miếng vải đỏ (trần điều) trên bàn thờ (còn gọi là trang thờ) đặt ở gian chính giữa và xây một bàn thông thiên ở sân trước của nhà. Việc thờ phụng này thể hiện tư tưởng của Phật giáo: "Phật tại tâm, tâm tức Phật". Đạo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên và các anh hùng tiên liệt có công với đất nước, không thờ các thần thánh nếu không rõ nguyên nhân. Lễ vật khi thờ phúng cũng rất đơn giản chỉ có hương hoa và nước lạnh (nước mưa, nước lọc tinh khiết). Ban đêm đốt đèn ở bàn thờ trong nhà và bàn thờ thông thiên. Khi thờ tín đồ chỉ đọc sấm giảng do thầy Huỳnh Phú Sổ soạn, không phải đọc kinh Phật và niệm lục tự Nam-mô-a-di-đà-Phật với mục đích tĩnh tâm. Ngoài ra đạo Hòa Hảo còn có một số quy định về tôn giáo và quan hệ gia đình, xã hội. Ví dụ người nhập môn phải tuyên thệ trước Tam Bảo, nam tín đồ phải để vấn tóc (búi) để giữ hiếu nghĩa với ông bà tổ tiên, tín đồ phải thực hiện ăn chay từ thấp đến cao (6 đến 10 ngày trong 1 tháng hoặc trường chay như đạo Cao Đài, những ngày ăn chay mặn phải kiêng ăn thịt 12 con giáp, ngày tín đồ phải 2 lần cầu nguyện và khấn lạy trước bàn thờ (sáng, tối). Lời khấn nguyện khi cúng lễ của tín đồ Hòa Hảo là câu Nam mô nhất nguyện, Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng, Liên hoa hải hội, thượng Phật từ bi, Phật vương độ chúng, thế giới bình an.
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:02 PM | Message # 54 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| Triết lý cây tre Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân thương bất khả phân ly, gợi lên bổn phận và trách nhiệm gánh vác gia đình, non nước của người làm trai. Ba đời bảy họ nhà tre Hễ cất lấy gánh, nó đè lên vai Hoặc để nói lên lòng thương con vô bờ bến của tình mẫu tử thiêng liêng: Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học, mẹ đi trường đời Theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không, biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ tính cách của dân tộc Việt, một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng. Ngay từ thời dựng nước, cây tre đầu làng vốn gần gũi, thân quen, thoáng chốc trở thành vũ khí lợi hại có đủ tính cương nhu, giúp cậu bé làng Gióng đánh tan giặc Ân, sau khi chém gãy cả thanh gươm sắt. Dân tộc ta đã biết sử dụng tre làm công cụ giữ nước, với các vũ khí lợi hại như cung, nỏ, bàn chông, tầm vông vạt nhọn... Và những tiếng nổ kinh hồn của hàng loạt pháo tre đã làm quân thù bạt vía trên chiến trường, hay góp vui trong ngày hội liên hoan thắng trận. Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẻ một mình, tre luôn mọc thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể hiện tính quần tụ, kết đoàn, tạo thành sức mạnh khó lay chuyển. Câu chuyện một người bẻ dễ dàng từng chiếc đũa tre, song không thể bẻ gãy cả bó được minh chứng. Thân tre thẳng và cao mà không bị đổ là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ rồi ngạo nghễ vươn lên trở lại hình dáng cũ - một đặc tính độc đáo chỉ có ở cây tre. Dưới những trận cuồng phong, tre chỉ chịu tróc gốc cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân... Tính chất nổi bật nhất trong cây tre tương ứng với kỹ thuật võ học là càng bị uốn cong và kéo sát bao nhiêu thì sức bật lại càng mãnh liệt, dữ dội bấy nhiêu. Điều này càng thể hiện rõ tinh thần cương nhu phối triển trong nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt. Gặp đối thủ cường bạo, hung hiểm, tạm thời ông cha ta thường lánh đi (nhu) để tránh nhuệ khí ban đầu. Sau đó chờ cho địch lơi lỏng, chểnh mảng việc quân cơ, ta mới tập trung đánh những trận quyết định (cương) hầu giành thắng lợi sau cùng. Trước những trận đánh quyết định để đảm bảo thắng lợi, chúng ta cần lùi lại để tạo đà thật vững chắc. Lịch sử giữ nước của bao nhiêu triều đại VN đã chứng minh cụ thể điều đó. Với biểu tượng cây tre, dân tộc ta đã nâng việc giữ gìn và bảo vệ đất nước lên hàng nghệ thuật với biết bao kinh nghiệm vô cùng sống động và phong phú. Tóm lại, cây tre biểu tượng cho một nhân cách, một hoài bão cao thượng. Quần thể tre cho thấy một xã hội thuận hòa kỷ cương “tre già măng mọc”, chứ không phải tranh sống theo kiểu “cây lớn đè cây nhỏ” giành lấy ánh sáng mặt trời. Bắt nguồn từ các quan điểm trên, các bậc thầy Vovinam Việt Võ Đạo quan sát cây tre ở nhiều góc độ, tư duy về lẽ sinh tồn, thành bại để đúc kết xây dựng một lý luận về vận động võ học, một quan niệm nhân sinh. Từ đó xây dựng một con người võ đạo biết sống yêu thương gần gũi, hòa nhập với cộng đồng để mưu cầu hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Cho dù gặp sự ngang trái, mâu thuẫn, hoặc lâm vào cảnh bế tắc, con người võ đạo vẫn biết “vật cùng tắc biến”, hóa giải các mâu thuẫn bằng nguyên lý cương nhu phối triển. Cho nên có thể nói cây tre là bài học đầu tiên để nắm các yếu lý của võ thuật. Với các phẩm tính có một không hai, cây tre chứa đựng những hình ảnh sinh động bao gồm đầy đủ tính âm dương, cương nhu và luôn hữu dụng cho con người. Hào hùng, khoáng đạt song cũng hết sức khiêm cung, bình dị và đầy lòng yêu thương... cũng là nét văn hóa đậm tính cách dân tộc mà cây tre là một biểu tượng điển hình của tinh thần nhân hòa và nguyên lý cương nhu phối triển.
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:03 PM | Message # 55 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| Phá Rừng Tre Gai Cuối năm 1992, chúng tôi suy yếu đi Vũng Tàu dưỡng bệnh, ở nhờ nhà của một Phật tử. Chủ nhà vì chúng tôi mới xây cất xong. Nhà nằm trên mảnh đất bằng phẳng, bên cạnh sườn núi đá, dưới chân là biển cả mênh mông. Gió biển thổi vào mát rượi, nang theo mùi mằn mặn của chất muối, thật là nơi thích hợp cho người dưỡng bệnh. Rất tiếc phiá sau nhà có rừng tre gai mù mịt. Nhiều người tới thăm tôi, thấy rừng tre gai gần nhà đề nghị nên dọn sạch cho khoảng khoát. Mấy chú và một số cư sĩ nghe đề nghị hợp lý, phát tâm "phá rừng tre gai". Công việc đầu tiên của các vị ấy, đi rèn mấy cái rựa bén, cào sắt và một số lốp xe đạp. Ðủ dụng cụ rồi, họ bắt tay vào việc. Nhưng nhìn rừng tre rậm rạp, gai giương lổm chổm, ai nấy đều ớn da gà. Can đảm xông vào chặt những màng nhện chung quanh gốc tre sập xuống, họ lấy cào sắt cào cành lá tre khổ ấp vào gốc. Họ dùng lửa đốt gai gốc lia chia quanh bụi tre cháy rụi, bày những thân tre trống trải rất dễ chặt. Sau cùng họ cầm rựa tận lực chặt từng cây tre, những cây tre non chặt ngọt sớt, song gặp cây tre già là dội tay. Những cây tre sống lâu năm cứng như sắt nguội, họ phải vận dụng hết sức chặt đôi ba nhát mới đứt. Những bụi tre đan chằng chịt nhau, tuy chặt đứt gốc mà không dễ gì xô ngã. Phải gắng sức tối đa và hợp lực lại, họ lôi kéo mới ngã xuống. Mặc dầu ngã xuống, song từng lớp sóng tre ngập cả khu đất. Cuối cùng họ phải dùng rựa, cào sắt, khó khăn lắm mới dọn dẹp thành từng cụm, từng khóm. Ðợi tre khô, họ châm một mũi lửa cháy sạch, chỉ còn sót lại năm ba cây thân còn tươi bị cháy nham nhở. Ðến đây đã thành một khu đất trống trải phủ trên mặt một lớp tro than. Dụng cụ quan trọng trong công cuộc phá rừng tre gai này là rựa bén, cào sắt và lửa. Song có dụng cụ tốt và đầy đủ mà thiếu quyết tâm, nỗ lực và bền chí của con người thì không thể nào làm thành công. Nhờ quyết tâm, nỗ lực bền chí của con người mà rừng tre gai chằng chịt nguy hiểm phải tiêu tan. Cũng thế, người Phật tử muốn dẹp sạch rừng phiền não cần phải có đầy đủ dụng cụ và từng giai đoạn tiến lên mới đạt được cứu cánh giải thoát. Dụng cụ của Phật Tử là kiếm trí tuệ và lửa thiền định. Từng giai đoạn tiến lên phá dẹp tà kiến và phá sạch chấp ngã chấp pháp. Bát nhã là kiếm trí tuệ, như rựa bén. Muốn xông vào phá rừng phiền não, Phật tử phải nhờ vào văn tự Bát nhã làm kiếm bén. Căn cứ trên văn tự bát nhã, chúng ta mới nhận ra chân lý, nhân đó dẹp sạch những kiến chấp sai lầm do phong tục tập quán còn để lại và các tà kiến tạo nên. Ví như lấy rượu làm lễ nghĩa, như khay trầu rượu, hoặc nói "vô tửu bất thành lễ"; tập quán người chết linh hồn ở mãi với con cháu ..., tà kiến thờ thần cây đa, thờ ông táo, bình vôi ... Muôn ngàn thứ sai lầm chằng chịt khó phá, giống như màn nhện tre gai, phải có cây kiếm trí tuệ chặt đứt từng đoạn rã rời. Thứ đến dùng chánh định đốt sạch, như dùng cào sắt gom cành khô lá mục vào gốc, châm một mũi lửa cháy tiêu tan. Kế đó, chúng ta dùng quán chiếu Bát nhã chiếu soi năm uẩn sáu trần đều do duyên hợp không có thực thể. Chiếu soi tường tận thấu đáo, chúng ta thấy rõ thân này (ngã) và sự vật chung quanh (pháp) đều không có chủ thể. Nói là ta (ngã) hay vật (pháp) chỉ căn cứ trên giả tướng hư ảo làm chấp, chớ không có ta thật vật thật. Nhận thấy thấu đáo như thế, mọi chấp ngã chấp pháp đều tan vỡ. Ví như sau khi đốt xong màng nhện tre gai, chúng ta dùng rựa bén chặt từng cây ngã gục. Tuy thế chưa phải là xong, người Phật tử phải tu tiến lên "Thật tướng Bát Nhã". Kinh nói "Bát nhã vô tri, vô sở bất tri". Nghĩa là đến thật tướng Bát nhã, không còn khởi tâm phân biệt tất cả pháp, nên nói "vô tri"; song thể hằng trong sáng muôn vật đều hiện bày rõ ràng, nên nói "vô sở bất tri". Như gương sáng trên đài, gương không phân biệt tất cả vật, mà không vật nào ở trước không hiện bóng trong gương. Vô tri là định, vô sở bất tri là huệ, đến đây thể định huệ viên mãn. Ðược vậy, mọi phiền não thành tro bụi. Như khi những cụm tre khô rang, chỉ cần châm một mũi lửa là cháy sạch trở thành than tro. Thiền sư Huyền Giác nói: "Ðại trượng phu bỉnh tuệ kiếm, Bát nhã phong hề kim cang diệm"(Chứng đạo ca). Nghĩa là "Người trượng phu cầm kiếm tuệ, lửa kim cang chừ bát nhã bén". Lửa kim cang ở đây là "thật tướng Bát nhã". Ðược thật tướng Bát nhã là sạch phiền não, đến bờ thanh lương. Ngài Thái Hư nói: "Ví như có người muốn sang sông, trước phải nhờ thuyền bè, kế phải nhờ chèo bơi, sau cùng mới đến bờ kia. Thuyền bè là văn tự Bát nhã, chèo bơi là quán chiếu Bát nhã, đến bờ kia là thật tướng Bát nhã". Phá rừng tre gai phải đi từng bước một, phá rừng phiền não, chúng ta cũng phải tiến từng giai đoạn mới thu nhặt được kết quả nhu nguyện. Tuy nhiên có văn tự Bát nhã, quán chiếu Bát nhã, thật tướng Bát nhã đầy đủ mà chúng ta thiếu quyết tâm, tinh tấn và nhẫn nhục thì tiêu diệt phiền não cũng khó thành công. Người tu Phật thấy thân này mỏng manh như áng mây, tạm bợ như hòn bọt, quyết tâm hy sinh thân tạm bợ (báo thân) đổi lấy thân kim cang bất hoại (pháp thân), không có gì phải ngần ngại. Khi đã nhận thấy như thế, dù lao mình vào cảnh hiểm nguy vẫn xem như trò chơi. Do đó mới có nhà đại thí chủ cắt đầu tặng vua Kế Tân, chàng dũng sĩ chặt tay dâng tổ Ðạt Ma. Chính cái quyết tâm vong thân ấy, còn rừng phiền não nào mà phá chẳng sạch. Kế đến phải mãi mãi tinh tấn. Tinh tấn là sức gắng gổ không ngừng. Dù biết là việc tốt đáng làm mà không nỗ lực gắng sức thì việc tốt cũng khó thành công. Tinh tấn là chất nhiên liệu của chiếc xe ô tô, nhiên liệu hết thì xe phải dừng. Người ngồi xe muốn xe đến đích phải xem chừng không để cho nhiên liệu cạn. Cũng thế, người học đạo giải thoát muốn đạt đạo quả phải nuôi dưỡng sức tinh tấn không cho thiếu vắng. Thiếu tinh tấn người tu sĩ sẽ dẫm chân tại chỗ, hoặc thối lui là khác. Có tinh tấn là có đạo quả và đạt được sở nguyện của mình. Tinh tấn là thiết yếu, song cần phải có nhẫn nhục phụ trợ thì sự tu hành mới được thành công. Vì phiền não vô vàn không thể tính kể được, chúng ta phá lớp này, lớp khác lại hiện ra, nếu không dai sức nhẫn chịu thì dễ sanh chán nản rồi thối tâm bồ đề. Phiền não sâu dày như đất, bù tịt như rừng, muốn đào tận đáy, muốn chặt sạch trơn, phải dày công và trải qua nhiều tháng năm mới thấy được kết quả. Nhẫn nhục là sức chịu đựng dẻo dai, đón nhận mọi khó khăn trở ngại, với thời gian dài mấy cũng không ngán. Có đủ sức chịu đựng này, dù rừng phiền não có gai góc bao nhiêu, có dày bịt đến đâu cũng bị dẹp tan phá sạch. Người tu Phật nhắm đến xa thăm thẳm, chướng ngại và hầm hố dẫy đầy, nếu thiếu đức nhẫn nhục thì có đi mà không có đến. Tóm lại, muốn phá rừng tre gai, chúng ta phải có đầy đủ dụng cụ, cộng thêm quyết tâm nỗ lực và bền chí của con người, rừng tre gai phải tan hoang, biến thành tro bụi. Muốn dẹp sạch trần lao phiền não, người tu phải có trí tuệ, thiền định đầy đủ. Trí tuệ, thiền định là pháp tu, cộng thêm quyết tâm, tinh tấn, nhẫn nhục của con người thì "phiền não vô tận sẽ đoạn sạch" . Người tu là kẻ đối đầu với ma vương, là chiến sĩ tảo thanh bọn giặc phiền não. Cho nên, kiếm trí tuệ không rời tay, cung thiền định nằm sẵn trên vai, vừa có bóng dáng kẻ thù xuất hiện, chúng ta liền hành động ngay. Bất cứ lúc nào, nơi nào cũng là bãi chiến trường, chúng ta sẵn sàng ứng chiến hai mươi bốn trên hai mươi bốn (24/24). Có vậy, trận chiến với ma phiền não mới thành công viên mãn. Bởi chúng là ma, nên sự ẩn hiện của chúng khó lường, chúng ta luôn đề cao cảnh giác không một phút giây lơi lỏng, mới mong có ngày "ca khúc khải hoàn".
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:03 PM | Message # 56 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| SỐNG CHO HIỆN TẠI Tôi đả từng đọc một đoạn văn viết như thế nầy : " Lúc đầu,tôi muốn vào đại học,và tôi cố gắng hết mình để đạt cho được ước nguyện đó .Kế đên,tôi lại mong sao mau tốt nghiệp để đi làm mà kiếm tiền .Tiếp theo,tôi lại muốn có bạn gái,qua một vài lần dang dở và cuối cùng tôi đả tìm được một người thật sự thương tôi ,thế rồi chúng tôi đả kết hôn . Mấy năm trôi qua, chúng tôi rất ao ước có được một đứa con và trời đả không phụ lòng , nhưng sau đó tôi lại mong cho con chúng tôi mau lớn để đi học,rồi tôi lại mong chúng mau vào đại học, mau tốt nghiệp ..... Thế rồi tôi lại mong thời gian qua mau để tôi được hồi hưu,ngày ngày mong đợi ...... Và giờ đây,tôi thật sự đả xắp chết rồi ! ...... Bổng nhiên tôi chợt hiểu là xưa nay tôi đả quên đi cuộc sống chân thật của tôi " . Theo như lời văn trên ta có thể biết là đả có đại đa số trong chúng ta đều sống trong mổi giai đoạn của nhân sinh,và luôn luôn chờ đợi hoặc kỳ vọng ở một thời khắt tốt đẹp xắp đến trong tương lai,mà khi sự trông mong được thực hiện,những ao ước tuyệt mỷ đả đến thì chúng ta lại để nó qua đi một cách mơ mơ hồ hồ,củng như mổi ngày chúng ta đều đang sống cho tương lai,và không có cách nào hưởng thụ được thời khắc trước mắt . Thiền gia đã nói với chúng ta :" Hảy sống cho hiện tại " ,là bảo chúng ta hảy dùng toàn bộ tinh thần mà quán trú cho những sự việc trước mắt,để tâm linh không có tạp niệm mà thể nghiệm cuộc sống hiện tại,mà hưởng thụ những giờ phút trước mắt ( Enjoy the real moments ) ! Đại đa số chúng ta đều không thể toàn nhiên mà quán trú cho những sự việc trong thời khắc hiện tại, lại đem đại đa phần thời gian tinh lực hoang phí ở những suy nghỉ vẩn vơ, tâm thần lảng đảng, hiếm có những giờ phút chân thực .Khi chúng ta đem tính mạng mình lảng phí trong những hối hận của quá khứ và chuẩn bị cho tương lai,mà không thưởng thức ở những thời khắt trước mắt,thì chúng ta đả mất đi sự thưởng thức những hỷ nộ ái lạc của tâm tình mình trong mổi một phúc của quá trình sinh mạng ; Nếu chúng ta tin tưởng rằng khi chúng ta có được những kinh nghiệm, sở hữu được những tài phú, hoặc những chức vụ, địa vị thì chúng ta sẻ hạnh phúc,sung sướng , thì chúng ta như đang sống trong hư vô phiêu sa, đồng thời sự thật đả chứng minh, một khi chúng ta đạt được mục đích,thì chúng ta lại một lần nửa vui vẻ mà sách hoạch cho mục tiêu kế tiếp, cái thói quen" Không thể sống trong hiện tại " nầy sẻ khiến chúng ta không có cách nào sống được vui vẻ, tự tại . Tóm lại," Sống cho hiện tại " là chuyên chú vào những việc làm trước mắt, không hoài niệm quá khứ,củng không kỳ vọng ở tương lai, chỉ là toàn tâm toàn ý mà thể hội,thưởng thức mổi một kinh lich, chứ không phải là kết quả . Nếu được vậy thì lúc nào củng sung mản hỷ duyệt an lạc, " Hiện tại chính là vĩnh hằng " , là ý nghỉ của sinh mạng.
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:04 PM | Message # 57 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| LỜI THÀY NÓI VỚI TRÒ Gioan chương 15 9 Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. 12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:04 PM | Message # 58 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| 45 ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi.46 Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối.47 Ai nghe những lời tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính tôi xét xử người ấy, vì tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian.48 Ai từ chối tôi và không đón nhận lời tôi, thì có quan toà xét xử người ấy: chính lời tôi đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết.49 Thật vậy, không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì.50 Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi."
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:04 PM | Message # 59 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| Các môn đệ và thế gian 18 Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước.19 Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.20 Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em.21 Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy. 22 Giả như Thầy không đến và không nói với họ, họ đã chẳng có tội. Nhưng bây giờ, họ không thể chữa tội được.23 Ai ghét Thầy, thì cũng ghét Cha Thầy.24 Giả như Thầy không làm giữa họ những việc không một ai khác đã làm, họ đã không có tội. Nhưng nay họ thấy rồi mà vẫn ghét cả Thầy lẫn Cha Thầy.25 Như thế là ứng nghiệm lời đã viết trong Sách Luật của họ: Chúng ghét con vô cớ.
|
|
| |
mynhan | Date: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:05 PM | Message # 60 |
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
| ĐẠO HIẾU VỚI CON NGƯỜI GS Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC Sau ngày 30-4-1975, đàn chim Việt không còn cái may mắn “Việt điểu sào nam chi” được nữa nên đã tung cánh đến bốn phương trời. Ở những nơi là quê hương thứ hai đó, đàn chim Việt đã học hỏi được nhiều điều hay, lạ cũng như nhiều điều không hay. Ở đây, chỉ xin nói về những cái hay. Cái dở - của mình và của người - xin sẽ nói sau. Một trong những cái hay ở Hoa Kỳ hay ở Pháp là những xứ này đặt ra “Ngày Từ Phụ” và “Ngày Hiền Mẫu” (Father’s Day, Mother’s Day hay Fête des Pères, Fête des Mères). Chẳng phải do sáng kiến của người Hoa Kỳ, người Pháp hay người các nước khác mà người Việt chúng ta mới nhớ đến cha mẹ chúng ta. Tộc Việt vốn là giống dân hữu thần, trọng lễ nghĩa, truyền thống của dân tộc. Khi tam giáo (Phật, Khổng, Lão) chưa du nhập Việt Nam thì người Việt đã biết kính thờ tổ tiên, trọng kính cha mẹ, thương yêu anh, chị, em và hầu như mọi gia đình đều lập bài vị ông bà, cha mẹ để thờ cúng. Những ngày giỗ kị thì thắp nhang, dâng hoa quả, cơm nước đặt trên bàn thờ để mong ông bà, cha mẹ (nhũng người đã khuất) về hưởng. Nhà nghèo nhất cũng có bát cơm trắng với quả trứng luộc dâng lên với tất cả lòng thành. Tuy người đã khuất không hưởng được nhưng lễ nghi ấy lại cần thiết để giáo hóa con trẻ để sau này chúng cũng nhớ đến ông bà, cha mẹ như vậy. Tam giáo du nhập Việt Nam rất sớm, như đạo Phật từ cuối thế kỉ thứ II, đạo Khổng kể từ Tích Quang (Thái thú Giao chỉ, đời Hán Bình đế), Nhâm Diên (thái thú quận Cửu Chân từ năm 29 đến năm 33), Sĩ Nhiếp (làm thái thú quận Giao Chỉ từ năm 187-226) lấy lễ nghĩa văn hóa dạy dân ta thì đạo Hiếu lại càng được khuyến khích nhiều hơn. Tôi nhớ trong mấy cuốn sách vỡ lòng về Nho giáo tôi đã học hồi năm, bảy tuổi, như Tam tự kinh, Minh Tâm bảo giám chính văn, và sau này tại trường đại học Văn Khoa Sàigòn, cuốn Đại học, thụ giáo LM Sàng Đình Nguyễn văn Thích, các sách đó bàng bạc toàn dạy về chữ Hiếu, chữ Nghĩa, chữ Trung Tín.... Xin trưng dẫn vài câu: Quân tử hữu bách sự, hiếu vi tiên. Người quân tử có một trăm công việc để làm, hiếu là ưu tiên. Chẳng những quạt nồng ấp lạnh, phụng sự cha mẹ mà khi có công việc phải đi xa cũng chớ nên khinh xuất bỏ cha mẹ ở nhà một mình: Phụ mẫu tại đường, bất khả viễn du. Còn cha mẹ đấy, không nên đi chơi xa.
|
|
| |