Trên Đường Gặp Kỳ Duyên, Bồ Tát Quan Âm Dẫn Vào Cảnh Thánh
Ấy là câu chuyện ngày 25 tháng 10 năm 1967.
Hôm ấy tôi đang ngồi thiền trong chùa Mạch Tà Nham (ghi chú: Pháp Sư là trụ trì của chùa này). Đột nhiên, dường như có tiếng ai gọi tên tôi, còn xô tôi về phía trước, lúc ấy, tôi có hơi giống người ngà ngà say, lâng lâng làm sao ấy, cũng chẳng hỏi nguyên do, cứ thế mà bước ra khỏi chùa. Trong ký thức tôi nghĩ: giờ đây phải qua núi Cửu Tiên ở huyện Đức Hoà, tỉnh Phước Kiến dạo chơi (từ chùa Mạch Tà Nham đến núi Cửu Tiên ước chừng 200 cây số) cứ thế tôi bước đi, suốt dọc đường không hề cảm thấy mệt nhọc, cũng không thấy đói bụng, miệng khác thì nốc vài ngụm nước suối, cũng chẳng biết được bao lâu rồi, hầu như không hề ngủ nghỉ qua, chỉ biết rằng lúc ấy đang tạnh ráo không mưa.
Đúng vào lúc đang dấy lên đại cách mạng văn hóa bên Trung Quốc.
Khi tôi đến nơi cách núi Cửu Tiên, huyện Đức Hóa không bao xa, đột nhiên, thần trí tôi tỉnh trở lại, lúc ấy tôi nghe tiếng nói chuyện của nhóm người đi đường, biết được nay là ngày 25 tháng 10 thời kỳ cách mạng văn hóa, nơi nơi loạn lạc dân chúng đợi ban đêm mới ra đường, tôi si như vậy cũng không khác thường. Lúc ấy cũng 3 giờ khuya, trên đường tôi gặp một sư già, cách phục sức y áo giống như tôi vậy, chúng tôi vốn chưa quen biết, giữa đường gặp người đồng đạo, tự nhiên không hẹn mà chắp tay xá nhau thi lễ.
Chúng tôi trao đổi nhau danh tự, vị sư bảo:
- Tôi pháp hiệu Viên Quang, hôm nay chúng ta có duyên hội ngộ, chi bằng cùng đến núi Cửu Tiên dạo chơi được chứ!
Do đi cùng hướng, tôi đồng ý ngay. Thế là vừa đi vừa trò chuyện, suốt câu chuyện dường như vị sư ấy thấu rõ rất nhiều chuyện quá khứ thầm kín của tôi, nói rất nhiều chuyện nhân quả, cũng y như chuyện thần thoại, câu chuyện dẫn hết trong đời này qua đến nguyên nhân tạo tác của đời trước, rồi đời trước nữa, rằng kiếp ấy tôi sanh ở đâu? Ở những nơi nào? Lúc nào? Làm những việc gì, nghe say mê quá, đến nay từng câu từng chữ một, tôi vẫn còn nhớ vanh vách. (Sau này tra cứu lại niên đại ấy, người tên họ ấy, cả nghề nghiệp ấy, phần mộ ấy, nhóm con cái ấy đều đúng cả).
Chân bước theo câu chuyện, bất giác, tới chân núi Cửu Tiên không hay, đỉnh núi này có một động lớn, thờ tượng Di Lạc nên gọi là động Di Lạc là nơi chúng tôi nhắm đến; tôi nghe rất quen thuộc và rành đường lối đến động này. Nhưng mà khi lên đến nửa đường núi, hiện ra trước mắt tôi những cảnh tượng thật khác lạ, con đường đang đi đã này không phải là con đường núi Cửu Tiên trước đây, đằng nầy, đường lối được xây bằng những tảng đá lớn, lấp lánh ánh hào quang, thật lạ, đi đến cuối nhìn lại, đã không còn là động Di Lạc nữa, mà là một vùng trời đất khác rồi. Trước mắt tôi hiện ra ngôi chùa lớn trước nay chưa từng thấy, vô cùng tráng lệ, so với cung điện ở Bắc Kinh, còn hùng vĩ hơn nhiều.
Hai bên ngôi chùa có 2 tòa bảo tháp, đi một lúc chúng tôi đã đến cổng lớn, cổng xây bằng toàn là đá trắng, cửa cổng có tấm hoành phi to, trên ấy có viết mấy chữ, tôi nhìn không biết nghĩa. Trước cổng có bốn vị Hòa Thượng, mình mặc aó tràng đỏ, lưng deo đai vàng óng, tươ"ng trang nghiêm, thấy hai chúng tôi đến, cùng quỳ xuống đảnh lễ nghêng tiếp, tôi vội vàng đáp lễ lại, tôi lấy làm lạ, cách phục sức của Hòa Thượng nơi đây tôi chưa từng thấy. Có hơi giống các vị Lạc Ma tăng, các vị ấy cũng mỉm cười lên tiếng, "Thế là đến rồi, hoan nghêng, hoan nghêng" rồi mời hai tôi vào trong.
Vào cổng, qua mấy cung điện, lạ thật, nhà cửa ở đây đều ánh ra tia sáng, đẹp quá, hùng vĩ quá. Bên trong có một dãy hành lang, hai bên trồng đủ loại kỳ hoa dị thảo, màu sắc khác nhau, đi một lúc đến một tòa đại điện, trên điện có bốn chữ vàng lớn, lấp lánh tia sáng, không phải hoa văn, cũng không phải Anh Văn, tôi nhìn không hiểu mới hỏi Sư Viên Quang về nghĩa bốn chữ ấy, Sư bảo là "Trung Thiên La Hán" tôi thầm nghĩ, đã gọi là Hán, đây chắc phải là cảnh giới đạt được của những vị La Hán. Bước đến nơi đây tôi rờn rợn cảm giác rằng vùng đất này hẳn không còn là thế giới ta bà chúng ta rồi. Đến nay tôi còn nhớ được một chữ còn 3 chữa kia không nhớ ra.
Lúc tôi gặp Sư Viên Quang là 3 giờ khuya, nay đã hừng sáng rồi, bên trong và ngoài điện có vô số người ra vào, với các loại màu da vàng, trắng, đỏ, đen, đều có đó, da vàng chiếm đa số, già, trẻ, trai gái đều có. Quan áo rất lạ, thảy đều có phát hào quang tụ năm tụ ba, có nhóm tập võ nghệ, có nhóm ca sang múa vũ, có nhóm đánh cờ, có nhóm ngồi thiền dưỡng thân, tất cả dù bận việc gì cũng ánh lên nét vui mừng; thấy chúng tôi đến, đều lộ vẻ thắm thiết, mĩm cười gật đầu, nhưng vẫn không nói lời nào.
Vào trong Đại Điện, tôi lại thấy 4 chữ lớn khác, Sư Viên Quan cho biết: đó là 4 chữ ĐẠI HÙNG BỬU ĐIỆN, từ trong có hai vị Hòa Thượng già ra đón chúng tôi. Tôi thấy một vị có râu trắng rất dài, một vị khác cũng già nhưng không có râu, vừa gặp Sư Viên Quang, vội quỳ xuống lạy, hành đại lễ, La Hán ở trung thiên đối với Sư Viên Quang mà kính trọng đến bậc ấy, thiết nghĩ, Ngài chắc là bậc phi phàm lắm vậy.
Lúc họ tiến dẫn chúng tôi vào phòng khách, tôi để ý bốn bên điện, chỉ thấy khói hương lan tỏa, mùi thơm ngào ngạt, mặt đất đều trải bằng những phiến đá trắng bóng loáng. Đặt biệt hơn, trong điện thờ không có một tượng Phật nào, mà phẩm vật cúng dường thì rất nhiều, hoa tươi từng đóa lớn như quả banh, đều tròn ung ủng, các kiểu các dạng đèn treo, màu sắc sặc sỡ, lóng lánh hào quang, vào đến phòng khách cụ Hòa Thượng chuyển hai ly nước từ tay tiểu đồng để mời chúng tôi, người tiểu đồng ấy đầu thắt 2 bím, thân mang áo lục, lưng thắt đai vàng óng, trang phục như đạo đồng, rất dễ thương. Nước trong ly trắng trong mát dịu, tôi uống nửa ly. Sư Viên Quang cũng nâng cốc, uống rồi tinh thần phấn phát, khỏe hẳn người ra, mất hết cái mệt nhọc trong ngày.
Sư Viên Quang nói nhỏ bên tai cự Hòa Thượng cái gì đó, cụ bèn dặn tiểu đồng dẫn tôi đi tắm, tôi thấy một bồn nước bằng đồng trắng đựng đầy nước trong sửa soạn từ lúc nào, tôi rửa mặt và tắm gội, rồi lại được trao cho bộ áo Hòa Thượng màu lam xám, thanh khiết mới toanh. Tắm xong tinh thần thư thái hẳn lên, toi thầm nghĩ: hôm nay tôi nhất định đã vào cảnh Thánh rồi, lòng mừng khẩp khởi khó mà thí dụ cho được.
Về lại phòng khách, tôi vội đến trước Hòa Thượng quỳ lạy 3 lạy, xin được chỉ dạy, tôi hỏi về tương lai của Phật Giáo Trung Quốc ra sao? Vị Hoà Thượng này không nói một tiếng, chỉ thấy nhắc cây bút chấm mực viết trên giấy 8 chữ: PHẬT TỰ TÂM TÁC, GIÁO DO MA CHỦ. Hòa Thượng trao giấy cho tôi, hai tay tôi tiếp nhận, nhưng chẳng hiểu gì về ngụ ý của 8 chữ này, vị Hòa Thượng khác giải thích cho tôi biết, với 8 chữa này để ngang, đứng, đứng ngang, trái phải, phải trái, trên dưới, dưới trên, chữ cuối lại tách ra, đọc thành 36 câu, sẽ hiểu được tình hình Phật Giáo từ nay đến trăm năm sau, nếu mà lại đem 36 câu ấy diễn dịch thành 840 câu, có thể thấu được tiến trình Phật Giáo thế giới từ nay cho đến khi Phật Giáo diệt độ mới thôi. Sư Viên Quang cho biết 840 câu nầy, cần thời cơ chín mùi đã mới công bố được, nay chỉ nên tuyên bố ngầm như vậy, 8 chữ nầy hóa ra 840 câu, mỗi câu đều khác, giải thích tình huống Phật Giáo Trung Quốc sau nầy.
Tôi loay hoay sắp:
- Phật tự tâm tác, giáo do ma chủ
- Phật giáo tự chủ, ma tâm do tác
- Tác tâm tự Phật, chủ do ma giáo v.v...
Nhiều lắm nhưng tôi vẫn không hiểu và chưa chắc chắn cách sắp này là đúng, thiện trí thức nào biết, cứ sắp thử, sắp một hồi, vị Hòa Thượng bảo tôi nên vô phòng nghỉ ít lâu, tiểu đồng dẫn tôi vào phòng, chẳng thấy giường đệm đâu cả, chỉ có hai cái ghế dựa trên trải nhiễu... rồi tôi ngồi lên ghế tĩnh tọa, thoáng cái, cả người tôi bỗng thấy thoải mái, thư thái vô cùng, tôi không còn biết tôi đang ở đâu nữa. Thế rồi nghe tiếng Sư Viên Quang gọi tôi, tôi vội vã đi xuống, chạy ra khỏi phòng.
Sư Viên Quang nói với tôi:
- Bây giờ tôi đưa ông đến Trời Đâu Xuất, đảnh lễ Bồ Tát Di Lặc, và Sư Phụ của ông là Hư Vân Lão Hòa Thượng nhá!
Tôi mừng quýnh:
- A Di Đà Phật hay quá, cám ơn Ngài.
Rời đại điện tôi định giã từ hai vị Hòa Thượng nơi đây, nhưng Sư Viên Quang ngăn lại:
- Không cần, không cần, thì giờ không có bao nhiêu.
Thế là lần nầy tôi đến cung trời Đâu Xuất.