Chương III.
Câu 3. Trình bày về tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên và súng bái các nhân thần ở Việt Nam truyền thống.
Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng khó nắm bắt, nên người xưa thần thánh hóa thành khái niệm "linh hồn" và linh hồn trở thành đầu mối tín ngưỡng. Chết là cơ thể đi từ trạng thái động sang tĩnh, từ Dương sang Âm.
Niềm tin rằng chết là về nơi chín suối, tin rằng tuy nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Trong gia đình, ngoài thờ Tổ tiên, người Việt còn có tục thờ Thổ Công. Trong thôn xã thì thờ thần làng (Thành Hoàng). Trong nước thờ Vua Tổ - Vua Hùng.
Người Việt Nam còn có tín ngưỡng đặc biệt là thờ Tứ Bất Tử : Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.
Tản Viên và Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết trong ứng phó môi trường tự nhiên là chống lụt và ứng phó môi trường xã hội chống giặc ngoại xâm. Sự phối hợp thần thánh ấy đã dựng nên đất nước. Chử Đồng Tử là biểu tượng ước vọng phồn vinh về vật chất; còn Liễu Hạnh chính là biểu tượng cho ước vọng hạnh phúc về tinh thần. Hai ước vọng Thiêng Liêng đã tạo nên con người. Như vậy tục thờ Tứ Bất Tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc ta thể hiện cho khát vọng xây dựng cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Câu 4. Nêu các đặc điểm của phong tục hôn nhân và tang ma cổ truyền ở Việt Nam.
Hôn nhân
Đặc điểm cơ bản của phong tục hôn nhân trước hết là quyền lợi của gia tộc. Đối với cộng đồng hôn nhân là một công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại là việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Không chỉ duy trì dòng giống, người con tương lai còn có trách nhiệm là lợi cho gia đình.
Hôn nhân còn phải đáp ứng quyền lợi của làng xã, mối quan tâm hàng đầu của người Việt là sự ổn định của làng xã. Quan niệm chọn vợ chồng cùng làng cũng thể hiện rõ yêu cầu ổn định của làng xã này.
Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư. Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái thể hiện bằng hỏi tuổi (lễ vấn danh). Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng rất được chú ý. Khi cô dâu mới bước vào nhà, có tục mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm ý nghĩa để cho trong gia đình trên thuận dưới hòa.
Tang ma
Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa hai cực: Một mặt là quan niệm cho rằng chết là về nơi thế giới bên kia nên tang ma là việc đưa tiển; mặt khác chết dẫn đến tử biệt nên tang ma là việc xót thương.
Xem tang ma như về thế giới bên kia, người Việt chuận bị rất chu đáo. Các cụ già thường tự mình sắm áo quan, nhờ thầy địa đi tìm đất, rồi xây sinh phần. Người sống tiển đưa người chết với nhiều nghi thức như đặt tên hèm, lễ mộc dục, lễ phạn hàm.
Xót thương nên muốn níu ké, giữ lại. Tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn hi vọng người chết sống lại. Vì xót thương nên khóc than, con cháu không lòng dạ nào dùng đồ tốt...
Trong tang lễ ta cũng thấy rõ tính cộng đồng: biết nhà có tang, bà con hàng xóm bao giờ cũng chạy tới ngay giúp họ, nhiều nơi láng giềng để tang người chết.
Câu 5. Hãy giới thiệu về Lễ tết và lễ hội ở Việt Nam truyền thống.
Nghề lúa nước mang tính thời vụ cao, lúc có việc thì bận tối tăm mặt mũi, cho nên lúc rảnh rỗi người Việt có tâm lý chơi bù, ăn bù. Vì vậy người Việt có rất nhiều lễ hội.
Lễ tết được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời vụ. Lễ tết gồm hai phần: cúng tổ tiên và ăn uống bù cho lúc làm lụng. Trong năm, quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán còn gọi là tết ta. Đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Nguyên Đán là nếp sống cộng đồng: cùng nhau đi chợ tết, và còn là dịp để gia đình sum họp đầy đủ nhất trong năm. Cùng với Tết Nguyên Đán, các Tết Thượng nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên rất được coi trọng. Ngoài ra còn có Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ, Tết Ngâu và Tết Ông Táo.
Lễ hội là hệ thống phân bố theo không gian vì lễ hội diễn ra theo vùng. Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bào trợ cho cuộc sống của mình. Có ba loại lễ hội: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ với môi trường xã hội và lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng. Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú nguồn gốc xuất phát từ: ước vọng cầu mưa, ước vọng cầu cạn, ước vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo và rèn luyện sức khoẻ cùng với khả năng chiến đấu.
Lễ tết và lễ hội đều là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng và cái trần thế, lễ tết thiên về vất chất, lễ hội thiên về tinh thần. Lễ tết duy trì tôn tin, lễ hội duy trì quan hệ dân chủ giữa các thành viên trong làng xã và liên kết các lứa đôi.
Câu 6. Trình bày các đặc điểm của văn hóa giao tiếp ở Việt Nam.
Bản chất con người chỉ bộc lộ trong giao tiếp. Trước hết về thái độ giao tiếp, người Việt vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè.
Thích giao tiếp vì người Việt Nam nông nghiệp sống hòa nhập trong cộng đồng và rất coi trọng việc gìn giữ các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng. Khi nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt tỏ ra xởi lởi thích giao tiếp thể hiện ở chỗ thích thăm viếng và hiếu khách. Đồng thơi khi nơi tính tự trị phát huy thì người Việt Nam lại có đặc tính hầu như trái ngược là rụt rè.
Người Việt nam ưa có thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá,...đối tượng giao tiếp như tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội...thói quen này khiến cho người nước ngoài không hiểu và có nhận xét là người Việt hay tò mò.
Dươi góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm trọng danh dự và chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện.
Xét về QUAN HỆ GIAO TIẾP, người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử nhiều khi cực đoan.
Trọng tình dẫn đến cách thức giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Tính tế nhị khiến người Việt ưa vòng vo "Tam quốc" không mở đầu câu chuyện trực tiếp và cũng tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng. Chính do đắn do khiến người Việt có nhược điểm là thiếu quyết đoán nhưng luôn chủ trương nhường nhịn.
Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Trước hết là trong xưng hô, người Việt sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô và có xư hướng lất át các đại từ nhân xưng.
Nghi thức cách nói lịch sự cũng rất phong phú nên người Việt nam không có từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hơp như phương tây.