MENU
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Cảnh báo lừa đảo » Tin tức
Tin tức
adminDate: Thứ hai, 19-03-2012, 8:18 AM | Message # 1
Khai quốc công thần
Người quản lý
Messages: 99
Awards: 0
Reputation: 1
Status: Offline
Trò lừa đảo qua những bức thư đề nghị chuyển tiền

"Tôi là Dan Otite, thư ký Ban Dân số quốc gia Nigeria (NPC), muốn chuyển 10,26 triệu USD từ tài khoản của NPC ở ngân hàng APEX ra nước ngoài và cần sự giúp đỡ của bạn. Bạn sẽ được hưởng 30% số tiền đó, 65% là phần của tôi, 5% cho mọi chi phí phát sinh. Xin vui lòng cho biết số tài khoản của bạn".

"Chúng tôi có những mối quan hệ rất chặt chẽ với ngân hàng APEX, Bộ Tài chính Nigeria và Ban xử lý nợ nên đảm bảo số tiền trên sẽ được chuyển khoản nếu như có sự giúp đỡ của các đối tác nước ngoài. Nếu bạn hứng thú với phi vụ làm ăn này, hãy liên lạc qua email danotite3@eboom.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó hoặc số fax: 234-1-7592692 để biết thêm chi tiết".

Trên đây là nội dung một trong những bức thông điệp mà nhiều người sử dụng hộp thư điện tử ở Việt Nam đã nhận được trong vòng 1 tháng qua. Cách thức thể hiện, địa chỉ nêu ra khác nhau, nhưng tất cả các lá thư đều có một đề nghị chung: cần được giúp đỡ chuyển bí mật hàng chục triệu đôla ra khỏi các nước khu vực Châu Phi bằng cách mở tài khoản ngoại tệ ở một nước nằm ngoài khu vực.

Với mức hoa hồng đặt ra khá hấp dẫn: 25-30% tổng giá trị số tiền được chuyển, những lá thư này đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Một số sau khi nhận được bức thư kiểu này, thấy "hay hay" đã forward cho bạn bè hoặc người thân. Nhưng không ít người đã tỏ ra nghi ngờ về nguồn gốc của chúng. "Chỉ trong vòng 1 tuần tôi đã nhận được 4 lá thư có những lời đề nghị tương tự, nhưng địa chỉ lại khác nhau. Tôi cũng không biết vì sao họ có thể biết được hộp thư điện tử của mình" - một cán bộ phòng pháp chế Ngân hàng Đầu tư và phát triển cho biết.

Để tìm hiểu sự việc này, phóng viên TS đã có cuộc trao đổi với Thượng Tá Phạm Hữu Hỗ, Chánh văn phòng Interpol Việt Nam. Ông Hỗ cho biết, ngay từ đầu những năm 90 đã có nhiều bức thư được gửi tới Việt Nam với đề nghị như vậy. Chỉ có điều khi đó, Internet chưa phát triển nên chúng chủ yếu được gửi theo đường fax, và bưu phẩm. Địa chỉ đến phần lớn là các tổng công ty 90-91, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, khi số người sử dụng thư điện tử tăng lên thì những lá thư này đã đến tay các cá nhân. Lời lẽ điển hình của các bức thư là: "Tôi khẩn thiết đề nghị bạn giúp đỡ gia đình tôi / công ty / tập đoàn của tôi bằng cách đưa khoản tiền gửi ra khỏi châu Âu / châu Phi... Những nỗ lực của bạn sẽ được bù đắp bằng một mức thù lao sẽ được thỏa thuận khi bạn phúc đáp cho chúng tôi. Đừng quên nói rõ số điện thoại và số fax, chi tiết về tài khoản nhà băng của bạn khi gửi thư cho chúng tôi". Một số đặt thẳng vấn đề, nếu bạn muốn có sự hợp tác với chúng tôi trong phi vụ làm ăn này, xin hãy đặt cọc một khoản bằng 10% giá trị số tiền được chuyển, gửi về địa chỉ...

"Dù tuân theo bất cứ một lời đề nghị nào của những bức thư cũng có thể gây tổn hại đến bạn vì chủ nhân của những lá thư đó là bọn tội phạm lừa đảo. Có hai khả năng xảy ra: hoặc là bạn bị lừa đảo, hoặc bạn vô tình tiếp tay cho tội phạm rửa tiền " - ông Hỗ cảnh báo.

Theo điều tra của văn phòng Interpol Việt Nam, nguồn gốc của những lá thư nói trên từ các nước châu Phi như Zimbabue, Angola, Nigeria... Do tình hình an ninh xã hội ở đây không an toàn, nên là trở thành nơi ẩn náu an toàn cho bọn tội phạm kinh tế hoạt động tinh vi. Theo ông Hỗ, thứ nhất, trong trường hợp bọn tội phạm này không có tiền, bạn nhận được thư đề nghị kiểu trên mà cả tin gửi lại cho chúng những thông tin về tài khoản của mình thì có thể tiền trong tài khoản của bạn sẽ bị đánh cắp. Thứ hai, với những lời đề nghị đặt cọc trước 10% gửi về một tài khoản cá nhân nào đó trong lá thư, nếu bạn thực hiện thì chắc chắn bạn đã bị lừa.

Còn trong trường hợp chủ nhân của những bức thư trên có nhu cầu chuyển tiền "đen" thực sự, thì khi toàn bộ số tiền hàng triệu USD đó được chuyển khoản về Việt Nam, chắc chắn sẽ bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Như vậy, việc làm của bạn đã vi phạm luật pháp Việt Nam, tiếp tay cho bọn tội phạm rửa tiền quốc tế.

Interpol Việt Nam cho biết, trên thế giới đã có rất nhiều nạn nhân của trò lừa đảo qua thư kiểu này, và bọn tội phạm không bỏ qua Việt Nam. "Mỗi năm đã có khoảng 4.000 bức thư lừa đảo vào Việt Nam qua nhiều con đường khác nhau như thư tín, thư điện tử, fax... Không loại trừ việc đã có người bị lừa khi gửi cho bọn chúng tiền đặt cọc và không dám khai báo với cơ quan an ninh" - ông Hỗ khẳng định với TS.

Để không là nạn nhân của những trò lừa đảo, lời khuyên cho tất cả mọi người là hãy xóa tất cả các bức thư có nghi vấn. Vì chỉ cần bạn nhấn chuột trả lời, những thông tin tiết lộ của bạn sẽ là một cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện các bước lừa đảo tiếp theo.

Bạn đọc có thể xem nội dung một số bức thư lừa đảo kiểu trên tại đây .

Thanh Hải

Theo VnExpress.net

Added (19-03-2012, 8:18 AM)
---------------------------------------------
Bốn loại lừa đảo Internet có mặt tại Việt Nam

Có thể thấy hai thái cực trong các vụ lừa: hoặc là bán hàng giá trị thấp để người mua không quan tâm lắm đến sự an toàn trong giao dịch vì lỡ có mất tiền cũng không đáng kể; hoặc là dùng một món tiền khổng lồ để làm mồi nhử khiến ai thấy cũng động lòng tham.
Trang web lừa đảo của Colony

Có người rất tỉnh táo với những quả lừa vài ngàn, thậm chí vài chục ngàn USD nhưng khi “mồi câu” lên đến vài trăm ngàn hay vài triệu USD thì... dính chỉ vì cái chậc lưỡi “cứ thử xem sao, mình có mất gì đâu, biết đâu là thật thì sao” và cuối cùng là... mất tiền thật. Một số kiểu lừa đảo trên mạng phổ biến nhất thường thấy trên thế giới và có gặp ở Việt Nam trong vài năm gần đây.

Bán hàng gian lận, treo đầu dê bán thịt chó

Kẻ lừa đảo rao bán một món hàng nào đó với giá hời, ví dụ như một túi xách thời trang Gucci trị giá vài ngàn USD với giá hời 1.000 USD. Sau khi nhận tiền thì người mua sẽ nhận được món hàng đúng như trong ảnh chụp giới thiệu trên trang web nhưng là hàng... nhái trị giá vài chục USD sản xuất ở Hong Kong. Tệ hơn nữa thì người mua mất trắng tiền vì kẻ lừa đảo sẽ kiếm đủ lý do để không gởi hàng.

Chiêu lừa này cũng không hiếm gặp ở Việt Nam, thỉnh thoảng trên các diễn đàn, website mua bán rao vặt vẫn có thành viên tố cáo một vài nhân vật dùng chiêu lừa này để bán “hàng xách tay”, thường là hàng kỹ thuật số hay mỹ phẩm, quần áo.

Thường bọn lừa đảo bán những món hàng trị giá thấp, chừng vài chục đến vài trăm USD, thậm chí trước đó rất uy tín khi bán vài món hàng giá trị nhỏ để tạo lòng tin trước khi cất vó với món hàng giá trị lớn. Người mua khi bị lừa thường bỏ luôn không theo đuổi khiếu nại vì quá mất thời gian. Theo ghi nhận của IC3 (Internet Crime Complaint Center - trung tâm tiếp nhận các khiếu nại tội phạm internet của Mỹ), trong năm 2006, gần 70% trường hợp lừa đảo trên internet thuộc loại này.

Nigeria scam

Có thể nói đây là “ông tổ” của làng lừa đảo trên mạng. Xuất xứ từ Nigeria, chiêu lừa là gởi email đề nghị bạn cho mượn tài khoản ngân hàng để chuyển một khoản tiền kếch xù vài trăm triệu USD. Sau khi chuyển vào đó, bạn sẽ được chia 30%, một đề nghị quá hấp dẫn. Kẻ lừa đảo thường giả danh là con cái của một quan chức tham nhũng nào đấy mà chỉ có dùng tài khoản trung gian của bạn họ mới rút tiền ra được. Khi cá cắn câu, kẻ lừa đảo sẽ dẫn dụ khéo léo với hàng lô lý do hợp lý để nạn nhân chuyển tiền làm thủ tục, thường là vài ngàn USD. Sau khi nhận được tiền, chúng biến mất.

Năm 2005, tác giả bài viết này đã từng tiếp xúc với một kẻ lừa đảo như thế. Trong vai con gái một viên tướng bị quân đảo chính giết hại phải sống trong trại tị nạn Liên hiệp quốc, “nàng” nhờ tôi giúp giải thoát số tiền 150 triệu USD còn bị kẹt trong một tài khoản bí mật của cha. Để chứng minh, cô ta email toàn bộ giấy tờ liên quan (trông y như thật) và cả hình ảnh cô ta (đẹp cỡ người mẫu Naomi Campbell khiến ai thấy cũng nao lòng) và cả hình chụp với người quá cố. “Nàng” dùng tiếng Anh chuẩn, nói là đã du học ở Anh, đúng như gia thế của nàng.

Trong vai một thương gia giàu có, tốt bụng tôi được “nàng” săn lùng ráo riết. Dù than là ở trại tị nạn nhưng hễ tôi online trên Yahoo! Messenger là “nàng” xuất hiện tỉ tê: “Anh là hiệp sĩ cứu đời em và em trai em, ơn này em chẳng bao giờ quên!”

Sau nửa tháng tung hứng, tôi bèn chấm dứt bằng cách hỏi thủ tục “cứu đời em”. “Em” liền thủ thỉ là phải chuyển vài chục ngàn USD làm thủ tục. Thấy tôi cứ ngâm cứu đề nghị này, “em” giảm giá dần dần xuống vài ngàn rồi cuối cùng chỉ còn vài trăm USD cũng chấp nhận.

Khi tôi “biến mất” trên Yahoo! Messenger, khoảng nửa năm sau “nàng” vẫn cố bắt liên lạc và còn xuất hiện thêm một lô nick khác cố add nick tôi vào.

Các tổ chức Nigeria scam đã lừa đảo đến con số triệu USD tại các nước khác. Ở Việt Nam, khó biết chính xác thiệt hại vì những người bị lừa, thường là doanh nghiệp, chọn giải pháp im lặng, ngậm bồ hòn làm ngọt vì sĩ diện.

Trúng số, trúng thưởng

Chiêu này tương tự như Nigeria scam, thường gởi email thông báo nạn nhân đã trúng xổ số hay trúng thưởng một món hàng giá trị lớn. Cập nhật nhất là xổ số nhân World Cup... 2010 tại Nam Phi. Khi bạn bấm vào link trong mail sẽ thấy trang web của công ty xổ số rất nghiêm chỉnh. Trên web còn có hình ảnh và địa chỉ của những người trúng giải khác để bạn gởi email, gọi điện thoại liên lạc để họ xác nhận chuyện trúng thưởng là có thật. Hình ảnh những người trúng giải chụp cạnh đống tiền thưởng quả là hấp lực mê người. Và, để lãnh giải, bạn phải nộp tiền làm thủ tục, có khi lên tới vài chục ngàn USD.
“Thoả thuận tài chính” mà các nạn nhân nhận được. Ảnh: Vinh Hoàng.

Chiêu này ở Việt Nam cũng có khá nhiều người bị dính. Tác giả bài viết này từng giải thích cho một sinh viên nhận được email trúng số, khẳng định rằng đó chỉ là trò lừa. Thế nhưng, sau một tiếng nói khô cả cổ, chàng trai trẻ vẫn chưa thông: “Em thấy trên website của họ thông tin rất nghiêm chỉnh mà?”.

Đầu tư

Chiêu lừa này đơn giản là dùng lãi suất cao đến mức phi lý để dẫn dụ nạn nhân gởi tiền như kiểu colonyinvest làm vừa qua ở Việt Nam. Ở nước ngoài, số vụ lừa loại này đang giảm dần vì luật pháp chặt chẽ hơn, người dân cũng được thông tin đầy đủ nên tỉnh táo hơn.

(Theo Sài Gòn tiếp thị)


I'm not a boy, I'm not a girl → I'm a gay
 
adminDate: Thứ hai, 19-03-2012, 8:23 AM | Message # 2
Khai quốc công thần
Người quản lý
Messages: 99
Awards: 0
Reputation: 1
Status: Offline
Lừa đảo trên Internet làm thiệt hại nửa tỷ USD





Ngày 13/3, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết các vụ lừa đảo trên Internet trong năm 2009 đã tăng lên gấp đôi và làm thiệt hại khoảng 560 triệu USD.


rường hợp phổ biến nhất trong các vụ lừa đảo này xuất phát từ những kẻ giả danh là người của FBI.

Theo báo cáo do FBI và Trung tâm tiếp nhận các khiếu kiện tội phạm Internet (IC3) công bố, các khiếu kiện về lừa đảo trên Internet trong năm 2009 đã tăng hơn 20% và khoản tiền lừa đảo cho mỗi vụ từ dưới 30 USD cho đến hơn 100.000 USD.

Các trường hợp lừa đảo phổ biến nhất là giả danh FBI, chiếm tới 16% trong số 300.000 đơn khiếu kiện trong năm ngoái. Một số trường hợp lừa đảo thậm chí còn lập các email giả là của Giám đốc FBI Robert Mueller.

Đơn cử, một vụ lừa đảo được nhiều người biết đến trong năm 2009 là một kẻ giả giọng Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi mọi người viếng thăm một trang web để nhận được tiền từ gói kích thích kinh tế của chính phủ.

Tuy nhiên, khi các nạn nhân vào trang web này, điền thông tin cá nhân và trả khoản phí 28 USD, họ chỉ nhận được một lời cam kết suông.

Người phụ trách bộ phận an ninh mạng của FBI Peter Trahon đưa ra lời khuyên rằng mọi người sử dụng Internet nên có tinh thần cảnh giác đối với những địa chỉ email mà mình nghi ngờ.

Theo ICTNews (VietnamPlus)


I'm not a boy, I'm not a girl → I'm a gay
 
adminDate: Thứ hai, 19-03-2012, 8:34 AM | Message # 3
Khai quốc công thần
Người quản lý
Messages: 99
Awards: 0
Reputation: 1
Status: Offline
Cảnh giác trước những trò lừa đảo trên internet Việt


Những trò lừa đảo trên internet ngày càng "quái" với đủ các thể loại biến tướng khác nhau.
Internet là một thế giới ẩn chứa vô vàn những thông tin sai lệch với những lời lẽ, chi tiết rất khó xác định được thật giả. Và cho dù một số trò lừa đã được cảnh tỉnh trên báo chí, các forum…nhưng vẫn nhiều người do không chú ý nên vẫn “dính bẫy” như thường. Cùng điểm qua những chiêu lừa đã khuấy đảo cộng đồng mạng Việt trong thời gian gần đây:

Tấm ảnh về những em bé suy dinh dưỡng tại Châu Phi


Những người dùng Facebook trong 1, 2 tuần trở lại đây chắc không lạ gì những tấm ảnh về các em bé suy dinh dưỡng tại Châu Phi đang được chia sẻ rất nhiều trên trang chủ của mình. Các bức hình đó là thật, và việc ấn nút share để cho bạn bè cùng xem và cảm thông là không có gì sai cả, tuy nhiên điều đáng lên án là những dòng chú thích của những tấm ảnh này:

"Bạn share thông điệp này đi, bạn không mất phí dịch vụ nào cả, nhưng UNICEF được 5 euros. Trước khi vứt bỏ các thức ăn còn sót lại trong chén của bạn, xin bạn hãy nghĩ tới những người đang chết đói. Ở Châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới, có những trẻ em đang chết đói, sau hiệp định được ký kết giữa UNICEF và MSN, cho trẻ em đã mất và các trẻ em khác, một chương trình cứu giúp mới bắt đầu. Bao nhiêu lần bạn share hình này đi cho bạn bè thì bấy nhiêu lần quỹ của UNICEF nhận được 5 euro. Chúng ta hãy làm cho những trẻ em đang chết này được sống. Chúng ta đừng quên là cứ mỗi giây, thì có một trẻ đang chết vì đói. Việc này chỉ đáng giá gần 2 phút trong cuộc sống của bạn, nhưng đối với trẻ em Châu Phi, thì điều này chiếm cả đời chúng.”



Trên thực tế, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) không hề có chiến dịch nào được quảng bá trên Facebook như thế này, lại càng không có tổ chức nào đi thống kê số lượt share để “cộng 5 EUROS” cho mỗi tấm ảnh. Đó chỉ là một chiêu lừa đảo lợi dụng lòng người để quảng bá tên tuổi, câu like cho fanpage của một số cá nhân mà thôi.

Trò lừa tặng áo trên Facebook và những sự kiện ăn theo

Khoảng hai tháng trước, cư dân mạng Việt được một phen xôn xao với sự kiện “500.000 người tham dự đầu tiên được nhận áo T-shirt của Facebook”. Nội dung của chương trình chỉ đơn giản là ấn “Tôi sẽ tham dự”, và bạn sẽ nhận được áo phông của Facebook nếu vẫn nằm trong danh sách 500.000 thành viên. Điều đáng buồn cười là mặc dù có vô vàn người dùng, fanpage tạo sự kiện này nhưng tại đâu cũng có tới hàng trăm ngàn người click “Tôi sẽ tham dự” với mong muốn nhận được một chiếc áo in chữ Facebook.



Thực chất, đây là một trò lừa được đem từ cộng đồng Facebook nước ngoài về và được dịch sang tiếng Việt. Ông chủ Mark Zugkerberg chắc chắn chưa bao giờ nghĩ ra những sự kiện kiểu như thế này để quảng bá cho mạng xã hội của mình. Điểm thú vị ở chỗ, về tới Việt Nam, trò lừa tặng áo này đã tạo ra một “làn sóng” những sự kiện ăn theo như “50.000 chiếc áo có logo tôi yêu Việt Nam”, “500 người tham dự đầu tiên nhận túi xách Facebook”…kéo dài một thời gian sau đó.



Lừa đảo qua Yahoo – chiêu bài cũ nhưng ngày càng nguy hiểm

Cư dân mạng đã quá quen với những tin nhắn có dạng “Nếu bạn không gửi tin này đi trong vòng 24 giờ, người thân của bạn sẽ gặp bất trắc”…được gửi cho cả danh sách chat. Đó là một trò lừa quái ác của một số cá nhân trên Yahoo!Messenger, tuy nhiên chúng không gây hại gì ngoài việc khiến người khác phải bực mình.



Tuy nhiên trong thời gian vài tháng trở lại đây, người dùng liên tục mất tiền oan bởi trò lừa tiền điện thoại qua hệ thống Yahoo!Messenger Việt. Cách phổ biến nhất mà các hacker hay dùng là hack tài khoản yahoo rồi đăng nhập và chat với bạn bè trong danh sách, rồi sau đó nhờ đi mua thẻ nạp điện thoại. Bùng phát mạnh vào khoảng cuối tháng 5/2011, nhưng cho đến nay sau gần nửa năm chiêu lừa này vẫn tiếp diễn và “xoáy” được của người dùng Yahoo khá nhiều tiền.

Trước những chiêu lừa đảo đang tràn lan trên internet như bây giờ, người dùng nên cẩn trọng trước khi hưởng ứng theo đám đông trước một sự kiện nào đó. Hãy bỏ chút thời gian suy nghĩ về tính xác thực của những điều mình đang đọc hay đang chuẩn bị chia sẻ.

Genk.vn
Attachments: 5711126.jpg (99.0 Kb) · 3623724.jpg (95.1 Kb) · 5972757.jpg (71.2 Kb) · 8932801.jpg (96.8 Kb) · 8084566.jpg (63.2 Kb)


I'm not a boy, I'm not a girl → I'm a gay
 
adminDate: Thứ hai, 19-03-2012, 8:41 AM | Message # 4
Khai quốc công thần
Người quản lý
Messages: 99
Awards: 0
Reputation: 1
Status: Offline
Cảnh cáo lừa đảo.


Để xem thêm các bài viết về lừa đảo internet, hack

http://forum.bkav.com.vn/forumdisplay.php?8-Virus-An-ninh-mang


I'm not a boy, I'm not a girl → I'm a gay
 
adminDate: Thứ hai, 19-03-2012, 8:45 AM | Message # 5
Khai quốc công thần
Người quản lý
Messages: 99
Awards: 0
Reputation: 1
Status: Offline
Lừa đảo trực tuyến tràn ngập trên mạng Internet



Theo một nghiên cứu của nhiều trường đại học ở Mỹ và Canada, người dùng nào sử dụng nhiều giao dịch trực tuyến được coi là hình thức trực tuyến phổ biến thì chắc hẳn người dùng đó phải trả lời gần hết số lượng email họ nhận được. Điều này cũng khiến khả năng bị “dính” vào các hình thức lừa đảo trên mạng là rất cao.


Lừa đảo trực tuyến tràn ngập trên mạng Internet


Một số nhà nghiên cứu từ các trường đại học Buffalo, Brock, Ball State và Texas, Arlington đã cho rằng người dùng bị mắc bẫy là do họ tỏ ra dễ tin và đưa ra quyết định chỉ dựa trên nhưng gợi ý đơn giản được kèm theo nội dung thay vì người dùng nên phân tích toàn bộ nội dung của email một cách cẩn trọng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết mọi người đều có thể đọc nhiều email, nhưng chưa chắc họ có đủ thời gian để phân loại email nào là thư rác. Do vậy, việc nhận nhiều email, trả lời nhiều email, duy trì nhiều mối quan hệ trực tuyến và tham gia nhiều giao dịch trực tuyến chính là những nguy cơ khiến người dùng vướng vào hình thức lừa đảo trên mạng nhiều nhất.

Những hình thức lừa đảo cũng đánh trúng vào tâm lý của người nhận email khi những kẻ lừa đảo biết khai thác điểm yếu của con người, chẳng hạn như phát tán nội dung email có liên quan đến việc cứu trợ do thiên tai, bảo mật tài khoản ngân hàng, vé xem phim miễn phí… Những nội dung này gần như làm người dùng tò mò.

Arun Vishwanath, Giáo sư của trường đại học Buffalo, chia sẻ, để ngăn cản trò lừa đảo trên mạng, người dùng cần phải dùng các chương trình chặn thư rác (spam) để giảm thiểu số lượng email không cần thiết đang nằm trong hộp thư. Người dùng có thể dùng nhiều tài khoản email ứng với mỗi tài khoản là từng mục đích sử dụng khác nhau, ví dụ dùng để kiểm tra tài khoản ngân hàng, thư từ cá nhân… Việc thiết lập các tài khoản email khác nhau, cũng phần nào giúp người dùng tập trung hơn về nội dung và hạn chế nhận các email trá hình.

Theo PC World VN


I'm not a boy, I'm not a girl → I'm a gay
 
adminDate: Thứ hai, 19-03-2012, 8:54 AM | Message # 6
Khai quốc công thần
Người quản lý
Messages: 99
Awards: 0
Reputation: 1
Status: Offline
Lừa đảo online - những kẻ tội phạm giấu mặt


Đường dây nóng Báo CAND nhận được một số phản ánh của bạn đọc bức xúc về tình trạng bị lừa khi mua hàng qua mạng Internet, lừa chuyển tiền qua điện thoại di động. Gần đây nhất là trường hợp của anh Bùi Xuân Hoà, ở ngõ 86 phố Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Mất 7 triệu mua điện thoại… "trên trời'

Gửi đơn tố cáo đến Báo CAND, anh Hoà bức xúc cho biết: Ngày 3/8, qua mạng rao vặt của một tờ báo điện tử, anh Hoà đọc được thông tin có người tên là Nguyễn Thành Nhơn ở TP Hồ Chí Minh rao bán chiếc điện thoại di động Iphone 4 với giá 7 triệu đồng. Anh Hoà gọi điện thoại cho người này hỏi mua và được hẹn "ngày mai gọi lại".

Ngày 4/8, Nhơn chủ động gọi lại cho anh Hoà đồng ý bán lại điện thoại cho anh Hoà và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của Nhơn trước, sau đó sẽ chuyển điện thoại ra. Ngay trưa hôm đó, anh Hoà đã chuyển 7 triệu đồng vào tài khoản mà Nhơn yêu cầu.

Ngay sau đó anh Hoà nhận được điện thoại của Nhơn nói rằng đã làm thủ tục chuyển điện thoại qua dịch vụ chuyển phát nhanh Tín Thành tới địa chỉ nhà anh Hoà và cam đoan sau 24h anh sẽ nhận được điện thoại. Hai ngày sau vẫn không thấy điện thoại được chuyển đến, anh Hoà điện cho Nhơn thì lại nhận được giải thích: "Bên Tín Thành không cho phép chuyển điện thoại bằng đường hàng không nên phải chuyển bằng đường bộ nên anh chịu khó đợi thêm mấy hôm nữa". Anh Hoà đợi… dài cổ vẫn không thấy điện thoại đâu, tiếp tục gọi vào số máy của Nhơn thì đều nhận được sự khất lần và trấn an "tiếp tục đợi".

Sau đó là Nhơn không trả lời điện thoại, buộc anh Hoà phải dùng số máy khác gọi thì anh Nhơn nghe, nhưng thấy giọng anh Hoà là dập máy ngay. Anh Hoà không đủ kiên nhẫn và tự đi xác minh thì được phía dịch vụ chuyển phát nhanh Tín Thành khẳng định "không có bưu phẩm nào là điện thoại được chuyển đến địa chỉ nhà anh Hoà". Đến lúc này anh Hoà biết chắc mình đã bị lừa.

Theo anh Hòa, khi anh lên Internet để kiểm tra thì được biết Nguyễn Thành Nhơn là người chuyên đăng tin rao vặt tại các web rao vặt trên mạng với nhiều tên khác nhau. Nội dung đăng tin đều khẳng định là "điện thoại chính chủ, còn mới, giá rẻ" hay đang cần bán gấp vì một lý do nào đó bằng một loạt số điện thoại khác nhau. Để kiểm chứng, anh Hoà đã gọi thử một số máy mà Nhơn rao trên mạng thì được chủ thuê bao này cho biết, Nhơn hay mượn điện thoại của người quen để giao dịch và liên lạc.


Đơn tố cáo của nạn nhân bị lừa bán hàng qua mạng gửi tới Báo CAND và tin nhắn nhờ mua thẻ điện thoại của người lạ mặt.


Trúng thưởng… mất tiền

Anh Hoàng H. ở huyện Đông Anh, Hà Nội nhận được một cuộc điện thoại từ số máy 016456..., xưng là nhân viên của tổng đài Viettel thông báo: "Anh đã trúng thưởng 1 chiếc xe máy Honda SH trị giá 100 triệu đồng theo chương trình quay số trúng thưởng của năm". Người này hỏi anh đã nhận được tin nhắn của tổng đài chưa và tại sao không đến nhận giải. Anh H. nói là chưa nhận được tin nhắn thì ngay tập tức anh nhận được một tin nhắn với nội dung: "Chúc mừng quý khách đã nhận được giải nhì là chiếc xe máy của chương trình quay số trúng thưởng. Chi tiết nhận giải xin liên hệ: 04.668…".

Anh H. gọi điện thoại vào số máy trên và nghe giọng của người phụ nữ lúc trước đã gọi hướng dẫn làm thủ tục nhận giải. Tuy nhiên, chị ta lại hỏi anh muốn nhận hiện vật hay tiền. Nếu nhận tiền thì anh H. phải chuyển số tài khoản ngân hàng để chị ta tiện chuyển tiền. Do anh H. không có tài khoản trong ngân hàng nên chị ta cung cấp địa chỉ một chi nhánh Ngân hàng Agribank và hẹn sẽ gửi trước 10 triệu đồng vào tài khoản.

Khoảng 5 phút sau, anh H. nhận được tin nhắn từ số 195 với nội dung "Tài khoản của quý khách đã nhận số tiền 10 triệu đồng. Số tiền này sẽ được kích hoạt sau 3 tiếng nữa và quý khách có thể sử dụng". Một lúc sau, anh H nhận được cuộc gọi hướng dẫn, muốn sử dụng được số tiền trong tài khoản cần nạp 10. thẻ Viettel mệnh giá 200.000 đồng. Tiếp theo anh được hướng dẫn cào thẻ điện thoại, đọc to các số cuối của mã số thẻ rồi nhập vào điện thoại của anh để họ xác nhận có phải số điện thoại trúng thưởng hay không. Sau khi đọc mã số xong, anh H. cài vào máy của mình thì máy báo thông tin số thẻ đó đã sử dụng, không nạp được.

Nghi ngờ bị lừa, anh H. gọi điện đến tổng đài của Viettel hỏi thì nhận được trả lời là hãng điện thoại này không có chương trình quay số trúng thưởng nào như vậy. Anh lại gọi vào những số điện thoại vừa liên lạc thì không ai nhấc máy. Vậy là chỉ vì cả tin, anh H. đã bị mất 2 triệu đồng chỉ sau vài cuộc điện thoại.

Xác minh thông tin trước khi giao dịch

Hiện nay, phong trào bán hàng qua mạng Internet đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt. Lên mạng, người ta có thể được giới thiệu đầy đủ các mặt hàng từ thực phẩm, thuốc, quần áo đến đồ gia dụng, tiêu dùng… Việc bán hàng hình thức này đều tuân theo thứ tự là khách hàng chuyển tiền qua tài khoản trước rồi hàng sẽ đến sau. Không phủ nhận phần đông người bán hàng qua mạng đều kinh doanh nghiêm túc. Nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều kẻ lừa đảo ăn theo, nhằm vào người cả tin.

Tháng 4/2011 Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an Hà Nội đã bắt Trần Xuân Chiển trú tại quận Lê Chân, Hải Phòng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc mua bán sim điện thoại bằng mạng Internet. Chiển dùng chứng minh nhân dân mang tên khác để mở tài khoản cho nạn nhân chuyển tiền. Số tiền Chiển thu lợi bất chính lên tới hơn 200 triệu đồng.

Trước đó, năm 2009, Công an tỉnh Vĩnh Long cũng đã bắt đối tượng Võ Thị Vi Anh lừa đảo bán sim điện thoại qua mạng. Vi Anh dùng nhiều tên khác nhau mở tài khoản ở các ngân hàng để hướng dẫn khách hàng chuyển tiền. Sau khi tiền đã vào tài khoản, chị ta cắt liên lạc với người bị hại. Số tiền Vi Anh lừa đảo chiếm đoạt lên tới trên 500 triệu đồng.

Các thủ đoạn lừa đảo qua mạng Internet, qua điện thoại di động diễn ra ngày càng tinh vi. Lỗi một phần là do nạn nhân mất cảnh giác, cả tin và có cả lòng tham khi muốn nhận số tiền từ trên trời rơi xuống. Để tránh bị lừa, người sử dụng điện thoại, Internet phải cẩn thận xác minh độ trung thực của thông tin trước khi làm theo hướng dẫn của người lạ mặt. Khi nghi ngờ bị lừa, hãy báo ngay cho cơ quan Công an nơi đối tượng đăng ký tài khoản ngân hàng

Theo CAND


I'm not a boy, I'm not a girl → I'm a gay
 
adminDate: Thứ hai, 19-03-2012, 9:02 AM | Message # 7
Khai quốc công thần
Người quản lý
Messages: 99
Awards: 0
Reputation: 1
Status: Offline
5 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến tinh vi


Cục điều tra liên bang FBI và trung tâm giải quyết khiếu nại liên quan đến tội phạm Internet (IC3) của Mỹ tổng hợp lại những mối hiểm họa gây thiệt hại lớn cho người dùng.

Quảng cáo pop-up phần mềm diệt virus giả mạo

Nạn nhân nhận được các thông điệp cảnh báo về tình trạng lây nhiễm virus hay nội dung bất hợp pháp trong máy tính. Khi người dùng click chuột vào quảng cáo này, mã độc sẽ tự động tải xuống. Tiếp đó, họ sẽ được chỉ dẫn mua một phần mềm diệt virus nào đó để phục hồi cho máy tính. Trường hợp người dùng chấp nhận, đó chính là cách họ tự chuốc họa vào thân khi tải về máy hàng tá mã độc chứa trong phần mềm.



FBI và IC3 khuyến cáo, khi rơi vào tình huống như trên, người dùng cần ngay lập tức thoát khỏi trình duyệt, đồng thời sử dụng phần mềm “sạch” để quét virus cho máy. Theo FBI, trò lừa đảo bằng phần mềm diệt virus giả đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho những kẻ bất chính, lên đến 150 triệu USD vào năm 2009.

Đe dọa tống tiền

Những kẻ được mệnh danh “Hitman” trên Internet gửi cho người dùng hàng loạt thư điện tử có nội dung đe dọa, bắt cóc người thân hay thậm chí là thủ tiêu nếu họ không chịu trả cho chúng một số tiền theo yêu cầu. Để chứng tỏ mình biết rõ thân phận nạn nhân, chúng thường gửi kèm theo thông tin chi tiết về cá nhân người dùng, bao gồm tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại… Chúng buộc nạn nhân phải phản hồi lại trong vòng 48 tiếng nếu muốn an toàn. Tiếp đó, những kẻ lừa đảo sẽ cung cấp địa chỉ chuyển tiền cụ thể 5 phút trước khi hết hạn. Thông thường, nạn nhân có nửa tiếng để gửi tiền, FBI cho hay.

Mồi nhử từ những khoản tiền trợ giúp

Loại hình tội phạm này thường hành động khi nền kinh tế của quốc gia đang gặp suy thoái. IC3 cho biết, nhiều khách hàng phản ánh họ nhận được một số đoạn ghi âm lại lời nói từ một người nào đó có chất giọng rất giống tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong đó, “ngài tổng thống” khẳng định người dân nào đăng ký sớm sẽ nhận được một số tiền hỗ trợ từ quỹ chính phủ.
Tổng thống Obama cũng bị kẻ xấu sử dụng làm công cụ lừa đảo.



Đoạn ghi âm tiếp tục hướng dẫn người dùng truy cập vào 2-3 trang web nhất định để làm thủ tục đăng ký nhận tiền. Tại đây, sau khi người dùng khai báo thông tin cá nhân và đóng lệ phí là 28 USD, họ được đảm bảo là sẽ nhận một số tiền lớn. Tuy nhiên, họ vẫn chẳng có đồng nào sau thời gian dài chờ đợi.

Xem tướng số miễn phí


Những người có thói quen xem tướng số trên Internet là đối tượng của hàng loạt vụ lừa đảo.


Theo FBI, người dùng sẽ nhận được tin nhắn spam hoặc pop-up có nội dung mời chào người dùng xem tướng số miễn phí với điều kiện họ phải cung cấp ngày sinh và nơi sinh bản thân. Tuy nhiên, sau khi nhận được bản miễn phí, tin nhắn gợi ý người dùng nên đọc bản đầy đủ. Trong trường hợp này, họ phải trả một số tiền nhất định. Dẫu vậy, họ chẳng bao giờ nhận được bất cứ bản đầy đủ nào sau đó.

Cơ hội việc làm

FBI cho biết, loại hình lừa đảo này thường xuất hiện song hành với lừa đảo dựa trên động cơ kinh tế. Nạn nhân sẽ bị dẫn dắt vào những trang tìm việc không có thật với vô số vị trí công việc hấp dẫn như trưởng phòng nhân sự, giám đốc marketing… Tại đây, họ được hứa hẹn sẽ có việc làm như ý với mức lương tương xứng nếu để lại các thông tin cá nhân.



Tinh vi hơn, nhiều kẻ lừa đảo còn tổ chức khảo sát về quan hệ giữa sếp và nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thông qua quảng cáo trực tuyến. Để tham gia, người dùng cần gửi bản sao kê mức lương có thông tin đầy đủ về tài khoản để làm bằng chứng về công việc hiện tại. Chính sai lầm này khiến hàng nghìn USD đã bị những kẻ xấu trục lợi, cục liên bang Mỹ cho hay.


I'm not a boy, I'm not a girl → I'm a gay
 
adminDate: Thứ hai, 19-03-2012, 9:30 AM | Message # 8
Khai quốc công thần
Người quản lý
Messages: 99
Awards: 0
Reputation: 1
Status: Offline
Giật mình những chiêu lừa đảo trên mạng Internet


Những trang rongbay.com,enbac, vatgia…đang là những trang mua bán online bị lợi dụng lừa đảo nhiều nhất. Nạn nhân của những vụ lừa đảo này đang lên tiếng và cảnh báo về những chiêu lừa đảo “ngoạn mục”.

Thương mại điện tử mới được phát triển ít năm gần đây tại Việt Nam. Cách giao dịch, mua bán trên mạng đang dần trở thành nhu cầu của nhiều người, bởi tính tiện lợi, tiếp kiệm thời gian, tiền bạc, rút ngắn khoảng cách vùng miền…Tuy nhiên cũng qua mua bán online, không ít người đã lừa đảo mà chỉ biết kêu trời. Nhiều chiêu lừa đảo tinh vi đến mức, đã cảnh giác cao độ rồi mà không qua khỏi kiếp nạn.

Trên một diễn đàn về Luật, P.L.B ở Lạng Sơn cho biết, tích cóp được hơn 2 triệu đồng, cuối tháng 1 vừa qua, B.P.L lên trang rao vặt rongbay.com để tìm mua điện thoại. Tìm được 1 địa chỉ có số thuê bao là 091xxxxxx địa chỉ tại Phường 9, Quận 3, TP. HCM, có nhu cầu bán chiếu điện thoại hiệu Nokia x7 chính hãng FPT với giá 2,5 triệu đồng.

Sau khi liên hệ với số điện thoại trên L được người đầu dây có tên là Tr (nữ) hướng dẫn gửi trước số tiền là 1,1 triệu đồng và Tr sẽ gửi hàng qua chuyển phát nhanh qua đường bưu điện. Để cẩn thận B đề nghị Tr gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân để làm chứng.

B cũng đồng ý gửi trước 1 triệu đồng vào một số tài khoản mà theo Tr giới thiệu, đó là tài khoản của dượng chị ta. Sau khi gửi tiền, B nhận được điện thoại của Tr giãi bày rằng, bố của Tr biết chuyện bán điện thoại nên mắng chị ta vì chưa biết người mua là ai mà chỉ nhận có một nửa số tiền.

Sau đó B nhận được một cú điện thoại , xưng là bố của Tr và bị hỏi một thôi một hồi rằng B là ai, đáng tin cậy hay không…vv… sau đó ông ta yêu cầu B phải gửi nốt số tiền còn lại mới gửi máy điện thoại cho B, với lý do sợ bị...B lừa đảo. Để làm chứng ông này còn nói, đang giờ nghỉ trưa nên sẽ ra công an phường làm cái giấy mua bán và hỏi thông tin của B để ông ta làm giấy. Tất cả chừng ấy động tác của “ông bố dượng” đã khiến B rút nốt số tiền còn lại đem gửi ngay lập tức.

Sau đó B nhận được lời hẹn, sẽ nhận được hàng sau 36h kể từ lúc B gửi tiền, qua đường bưu điện. Đợi mãi đến tối mà không thấy hàng, B vội lên trang chủ của VNPT để định vị bưu kiện, lúc đó sực nhớ ra phải có mã bưu kiện nên B nhấc máy gọi lại cho “ông bố dượng” của Tr và lúc này B mới biết mình bị lừa, khi máy đổ chuông hoài mà tiếng người mất hút.

Cũng mới đây, một nạn nhân khác ở Yên Bái lên mạng chia sẻ bị quả lừa dù đã nêu cao cảnh giác. “Lang thang” trên mạng để tìm mua máy ảnh, T.M.T tìm được một người rao bán máy ảnh Canon DLRS 40D với giá 7 triệu đồng. Sau khi liên lạc, T được người bán hàng yêu cầu gửi trước 1 khoản tiền để làm tin.

Để tăng lòng tin, người bán còn “dễ dãi” rằng, sẽ gửi máy ảnh cho T, nếu không đồng ý thì có thể trả lại và họ sẽ gửi trả lại tiền. Nghe hợp lý T đã ra gửi trước 1,5 triệu đồng. Sau đó, người bán tiếp tục yêu cầu T gửi nốt số tiền còn lại mới chuyển máy. Người này cho T số điện thoại của nhân viên chuyển hàng để T có thể hỏi làm tin.

Tuy nhiên sau khi T gọi điện hỏi, thông qua cách nói chuyện, T đã nghi ngờ họ là một. T đã lên Google để tìm kiếm thông tin về họ và T phát hiện hai người T đã giao dịch là bạn của nhau. Hai người này cùng ra thông tin bán máy ảnh đó, nhưng họ đăng tin với tên khác nhau, và địa danh cũng khác nhau trên nhiều trang web. Tìm kiếm thêm, T thấy họ rao bán rất nhiều thứ, chủ yếu là điện thoại đắt tiền, laptop với rất nhiều tên cũng khác nhau nhưng đều chung 2 số điện thoại của hai người đó. T đã gọi điện vào số điện thoại họ đã cho, máy đổ chuông nhưng người, tiền và hàng vẫn lặn tăm.



Enbac từng là trang mua bán bị lừa đảo nhiều


Cách đây hơn một năm, trên trang enbac.com, Ban quản trị mạng đã phải truy tìm những kẻ lừa đảo làm ảnh hưởng tới uy tín của trang mua bán này. Sau khi thông tin bắt được hai kẻ lừa đảo, mới biết rất nhiều nạn nhân bị lừa nhưng không biết kêu ai và họ đều tặc lưỡi coi như “ngu phí”, bởi chỉ mất cũng vài trăm nghìn hoặc vài triệu. Nhờ công an truy tìm một kẻ không biết là ai trên mạng để lấy lại vài trăm nghìn thì quả là mất thời gian.

Thương mại điện tử trá hình?

N.T.T là sinh viên của trường ĐHM, cũng đang là nạn nhân của một trò lừa đảo tinh vi đến mức T chỉ còn biết kêu “đúng là phải mất tiền ngu!”.

Thông qua một người bạn, N.T.T được giới thiệu đến một công ty đào tạo mua bán trực tuyến để làm thêm. T đã đến công ty này ở tại Khương Hạ, Hà Nội và được nghe “thuyết giáo” cách thức kiếm tiền. Rất đơn giản là T chỉ việc giới thiệu càng nhiều người vào hệ thống mua gian hàng ảo trên trang mua ban24.vn càng tốt. Giới thiệu 1 người thì được nhận 1,5 triệu đồng. Tuy vậy muốn vào làm, trước hết T phải bỏ ra 5,2 triệu đồng để mua một gian hàng ảo.

Không biết cô nhân viên ở công ty “thôi miên” kiểu gì, sinh viên nghèo như T phải chạy vạy tứ tung mang nộp ngay số tiền trên. Khi vào công ty này làm, T bỗng dưng nhận ra rằng, “gian hàng ảo này mình sẽ bán cái gì?, vốn đâu để mua hàng đưa lên mạng bán? “.Đem thắc mắc này hỏi nhân viên tư vấn tại công ty, T nhận được câu trả lời rằng “muốn bán gì thì bán!”, “vốn thì đi vay bạn bè”.

Duy có một cách thức được công ty này giảng dạy kỹ nhất đó là kĩ năng giao tiếp để làm sao lôi kéo, mời mọc bạn bè, người thân của mình vào mua gian hàng ảo với giá như T đã mua. Họ (Công ty đào tạo mua bán trực tuyến) không quan tâm những người tham gia sẽ kinh doanh cái gì mà chỉ quan tâm kéo được bao nhiêu khách hàng mua gian hảng ảo.

T cho biết, những người đến công ty này làm thêm chủ yếu là sinh viên. Mà sinh viên thì làm gì có vốn để kinh doanh trên mạng. “ Không biết em lú lẫn thế nào mà đi vay tiền mua gian hàng ảo. Giờ em đành chịu mất tiền để rút ra khỏi hệ thống, vì không muốn bạn bè, người thân mình giới thiệu vào cũng bị lừa như thế”, T than thở.

Không chỉ vậy, khi T nộp số tiền 5,2 triệu đồng, Công ty này không hề viết hóa đơn hay giấy biên nhận gì, khiến giờ T muốn đòi tiền cũng bó tay.

Theo VnMedia


I'm not a boy, I'm not a girl → I'm a gay
 
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Cảnh báo lừa đảo » Tin tức
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: