MENU
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Tâm linh » Tứ Diệu Đế
Tứ Diệu Đế
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 2:13 PM | Message # 1
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline


Ðạo Ðế



Soul to Soul: Telepathic Animal Communicator Holly Davis Part 1




Ðạo Ðế là gì? Là Con Ðường Ðẫn Tới Sự Diệt Khổ, là Bát Chánh Ðạo, đó là: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh Ðạo Ðế dạy về Con Ðường Ðẫn Tới Sự Diệt Khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây... Ðạo Ðế này phải được thông suốt bằng sự trau dồi trí tuệ về Bát Chánh Ðạo... Ðạo Ðế này đã được thông suốt bằng sự trau dồi trí tuệ về Bát Chánh Ðạo: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây. [ Kinh Tương Ưng Bộ, LVI, 11]


 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 2:18 PM | Message # 2
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline

Ðạo Ðế ..."Điều 2"

---------ooOoo----------

Ðạo Ðế là gì ? Là Con Ðường Ðẫn Tới Sự Diệt Khổ, là Bát Chánh Ðạo, đó là: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh Ðạo Ðế dạy về Con Ðường Ðẫn Tới Sự Diệt Khổ:



Inner Connection: Brazilian Telepathic Animal Communicator Sheila Waligora (In Portuguese)



Have compassion for all beings, rich and poor alike; each has their suffering. Some suffer too much, others too little.

Buddha


 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 2:25 PM | Message # 3
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline



Ðạo Ðế ( Phần HUỆ )


Chánh Kiến

Yếu tố thứ nhất của Bát Chánh Ðạo là Chánh Kiến. Chánh Kiến phát khởi qua những sự tự chứng của ba Chân Ðế đầu tiên. Nếu bạn có được những sự tự chứng đó, thì sẽ có sự toàn chứng về Pháp - sự hiểu biết về: 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt'. Nó chỉ đơn giản như thế thôi. Bạn không mất nhiều thì giờ đọc 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt' để hiểu từng chữ, tuy vậy nó đòi hỏi một thời gian khá lâu đối với đa số chúng ta để thực sự biết được ý nghĩa sâu sắc của những ngôn từ này hơn là một sự hiểu biết thuộc về não bộ.

Telepathic Animal Communicator Madeleine Walker: The Flow of Love Part 1



BE VEG GO GREEN SAVE OUR PLANET!!


_____________
Cứu người như cứu hoả
Thương người như thương ta


 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 2:28 PM | Message # 4
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline


ĐẠO ĐẾ - 4




Sandwich with Tail





- Quán niệm thân trong thân bằng cách quán niệm: hơi thở, vị thế của thân như đang đi, đứng, nằm, ngồi, hoạt động của thân như nhìn, co tay, duỗi chân, mặc áo, ăn, uống, nhai ..., suy nghĩ về tính cách ô trược của thân như nước mắt, nước mũi, đờm, mồ hôi, nước tiểu, phân, mủ ..., suy nghĩ về những thành phần vật chất cấu tạo thân này như đất, nước, gió và lửa, suy tưởng đến chín loại tử thi tan rã.

From: Kinh Tứ Niệm Xứ - ( Tâm Thái )




BE VEG GO GREEN SAVE OUR PLANET!!


 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 2:48 PM | Message # 5
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline



Lão Tử: Dẫn Độ


Thiền Tứ niệm xứ

Thích Trí Siêu
1998


---o0o---

Vài lời cùng bạn đọc

Sách Thiền Tứ Niệm Xứ đã được tái bản nhiều lần. Riêng trong kỳ tái bản này sách được bổ túc thêm phần Phụ Lục với Kinh Niệm Xứ, dịch từ "Discourse on the Applications of Mindfulness" (Satipatthanasutta) trong "Middle Length Sayings" (Trung Bộ Kinh) của Pali Text Society, I.B. Horner, 1967

--------ooOoo----------

Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.

Ðức Phật Thích Ca xưa kia do tu Thiền mà giác ngộ giải thoát. Ngày nay những ai có chí xuất trần, nhận rõ cảnh đời nhiều đau khổ và muốn giải thoát ngay trong kiếp hiện tại hãy nên tu Thiền. Nhưng khi nói đến Thiền thì nhiều người hoang mang vì có cả một rừng Thiền nào là Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền, Thiền Ðốn Ngộ, Thiền Ông Tám, Thiền Yoga, Thiền Tây Tạng, Thiền Zen... không biết theo ai bây giờ? Nếu đến chùa hỏi Thầy thì hầu hết những chùa chiền đều tu theo Tịnh Ðộ, chỉ chuyên tụng kinh, làm đám. Vì không ai chỉ dạy nên người chán nản thì theo đại một phái Thiền khác. Nếu là Thiền Phật giáo như Tây Tạng hay Zen thì còn đỡ, nhưng nếu chẳng may rơi vào Thiền ngoại đạo thì ôi thôi, không những uổng một kiếp này mà còn uổng cả muôn ngàn kiếp sau, vì sai một ly đi ngàn dặm. Cổ nhân có câu: "Thà đành ngàn năm không ngộ, không cam một phút sai lầm".

Tứ Niệm Xứ là một pháp hành Thiền do chính Ðức Phật xưa đã đích thân chỉ dạy cho các đệ tử. Nhờ hành theo đó, các đệ tử đã giải thoát đắc quả vô sanh (A La Hán). Cũng một phần do đó mà một số người theo Ðại Thừa đã bỏ qua và lãng quên pháp hành này, cho rằng đó là pháp Tiểu Thừa. Phật pháp không có đại hay tiểu, có chăng là do chính chúng ta ưa phân biệt đặt ra mà thôi.

Ðể giới thiệu và giúp cho độc giả có một ý niệm về tầm quan trọng của pháp này, tôi sẽ so sánh trong phần đầu Kinh Tứ Niệm Xứ với Bát Nhã Tâm Kinh. Thiền Niệm Xứ hay Minh Sát với Tổ Sư Thiền, và sau đó sẽ nói về phương thức tu tập Thiền Tứ Niệm Xứ.

Vì không ngoài mục đích giới thiệu sơ qua về "pháp hành" Thiền Tứ Niệm Xứ, chắc chắn độc gỉa sẽ cảm thấy nó khô khan, vô vị, không mấy hứng thú. Nhưng không có một sự giác ngộ nào có thể có được nếu chính ta không chịu thực hành, không chịu trở về quan sát nội tâm, theo dõi và ghi nhận tất cả những hoạt động biến chuyển của pháp, không chịu nương theo Giới, Ðịnh, Huệ. Các bạn hãy suy nghĩ và tu tập theo Tứ Niệm Xứ, nếu thấy hợp và có nhân duyên thì các bạn chịu khó lên đường tìm Thầy hoặc bạn để học hỏi thêm, nếu ngược lại thì chắc bạn không có nhân duyên rồi, tốt hơn là nên đi tìm phương pháp khác vậy.

Mùa Thu năm Ðinh Mão 1987
tại Thiền Ðường Sakyamuni, Montbéon.
Thích Trí Siêu

******************************


2. Mở đầu

"Tu là cõi phúc, Tình là giây oan", "Ðời là bể khổ, Tu là giải thoát". Nhưng tu là tu cái gì? Tu làm sao? Tu có phải ăn hiền ở lành, ăn chay niệm Phật không? Hay phải vào chùa cạo tóc xuất gia là tu chăng?

Ở đây xin miễn nói về triết lý đạo Phật vì Kinh sách nói về triết lý đạo Phật đã có rất nhiều, nhưng quy tụ cũng không ngoài Tứ Diệu Ðế. Quý vị có thể tìm sách nghiên cứu, hoặc là đến chùa thăm hỏi quý Thầy, quý Cô chỉ cho.

Về Tứ Diệu Ðế, trong các kinh sách thường nói như vầy: Khổ đế là quả luân hồi. Tập đế là nhân luân hồi. Diệt đế là quả Niết Bàn. Ðạo đế là nhân Niết Bàn. Chắc chắn Tứ Diệu Ðế là chân lý cao thượng, nhưng theo tôi nghĩ thì Ðạo đế quan trọng hơn cả. Vì chỉ có Ðạo đế mới làm đạo Phật khác hẳn các đạo khác. Vì sao? Vì các đạo khác cũng biết đời là khổ, biết tu hành để cầu sự sung sướng, nhưng con đường đi của họ không thể đưa tới sự giải thoát rốt ráo.

Khổ thì chúng ta đã khổ rồi, nguyên nhân của khổ thì chúng ta đã tạo rồi, Niết Bàn thì chưa đạt tới, chỉ có con đường đưa đến Niết Bàn mà chúng ta cần và đang tiến bước là hiện tại. Chỉ có giờ phút hiện tại là chúng ta có thể sung sướng hay khổ đau, là tốt hay xấu mà thôi. Ngày hôm qua anh B có thể đã giết bao mạng người, nhưng ngày hôm nay đây anh đang cứu sống tôi. Nói như thế, độc giả có thấy được tầm quan trọng của giờ phút hiện tại không?

Nếu thấy được chỉ có trong giờ phút hiện tại mà ta có thể là một người hiền hay ác, sung sướng hay đau khổ, giác ngộ hay vô minh, thì các bạn sẽ cảm thấy hứng thú hành theo pháp Thiền này. Tu Thiền vì sao ít có người hành? Vì đa số chỉ thấy ngày hôm qua và ngày mai thôi, họ ít thấy hiện tại. Những người tu theo Tịnh Ðộ cũng vậy, họ không chịu thấy hiện tại, họ chỉ muốn thấy ngày sau (khi chết) được ở Cực Lạc. Bây giờ chỉ lo đếm tiền, đến tối mới đi niệm Phật vài chuỗi gọi là lấy công với Ðức Phật Di Ðà. Người tu theo pháp môn tụng Kinh thì chỉ ưa tụng những Kinh Ðại Thừa nổi tiếng như Pháp Hoa, Niết Bàn, Hoa Nghiêm, Kim Cang... Mỗi khi đến chùa, có ai hỏi độ này tu hành ra sao, thì trả lời: "Ðộ này tôi tụng được 7 bộ Pháp Hoa, 4 bộ Niết Bàn..." rồi lấy đó làm hãnh diện cho là mình tu nhiều. Kỳ thực tham, sân, si ngã mạn của mình không giảm, mà có điều lại tăng thêm. Ðến chùa thì chỉ hay ăn nói khoe khoang, khen Thầy này, chỉ trích Thầy kia, thế này thế nọ... Ðây không phải chỉ trích ai cả mà để nói lên tình trạng tâm lý của đa số những người tu theo pháp môn tụng Kinh, niệm Phật.

Còn Thiền thì sao? Tình trạng tâm lý của những người tu Thiền có hơn gì người tu Tịnh Ðộ không? Người tu ngày nay chỉ chuyên nghiên cứu Thiền, rõ biết lịch sử của chư Thiền Ðức thuở xưa. Mỗi khi nói đến Thiền, thường đem ra kể cho Phật tử nghe để rồi gieo cho họ ý nghĩ là Thiền dành cho những hàng thượng căn thượng trí, còn thời nay mạt pháp, chúng ta là hạ căn độn trí chỉ nên niệm Phật cho chắc ăn. Những hành động, cũng như thành tích của các Thiền Sư chứng ngộ đều có tính cách lạ kỳ, phá chấp, nên nhiều người học Thiền thời nay đều hay bắt chước để rồi tưởng mình cũng phá chấp, phá ngã, đó thật là một điều tai hại và lầm lẫn. Là bậc Thầy, nên chỉ dẫn cho Phật tử phương pháp hành Thiền, chứ đừng nên kể chuyện Thiền. Dĩ nhiên khi nói về phương pháp hành Thiền thì thấy khô khan và dễ làm chán nản cho người nghe, còn nếu kể chuyện Thiền thì hấp dẫn và vui hơn. Ðó có khác chi một đàng chỉ dẫn cách thức làm bánh, và đàng khác là tả sự ngon ngọt của một cái bánh đã thành hình. Một đàng là nhân, một đàng là quả. Người trí học tạo nhân vì biết quả sẽ do đó tự thành, người thường chỉ lo biết quả bỏ quên nhân. Ðức Phật xưa kia không nói nhiều về cảnh giới của Niết Bàn, ngược lại, Ngài đã giảng dạy suốt 45 năm về những phương pháp đưa đến giải thoát mà ngày nay chúng ta quen gọi là Ðạo Phật.

Ðiều sai lầm của một số người "tu Thiền" (hay là học Thiền) thời nay là chỉ thích đem Kinh sách Thiền ra bàn luận và giảng giải xuyên qua sự hiểu biết của mình.

Thay vì nói nhiều về Thiền, một vị Thầy có thể bảo Thiền sinh nhẹ nhàng ngồi xuống, bắt chéo chân theo tư thế bán già hoặc kiết già rồi theo dõi hơi thở. Thay vì ăn uống vội vã hấp tấp cho xong để còn lo đi làm việc khác, một vị Sư có thể lặng lẽ, chậm chạp nâng tách trà lên uống thong thả, đó là dạy Thiền một cách trực tiếp, không cần dùng ngôn ngữ danh từ. Thay vì bắt một chú tiểu học thuộc làu bộ Tỳ Ni, Oai Nghi rồi bắt chú trả bài có lệ trước khi cho thọ giới, vị Thầy đó có thể kiểm soát trực tiếp hoặc cho đệ tử biết giữ chánh niệm, làm việc thong thả, chậm rãi, theo dõi từng cử động của thân thể v.v...

Các nước tu theo Ðại Thừa thường không có địa thế và hoàn cảnh thuận lợi cho việc tu hành nội tâm, chư Tăng phải thường tiếp xúc việc xã hội, quốc gia nhiều, ở trong tình thế dễ làm mất chánh niệm, Nhất là ngày nay, quý Thầy lo tạo chùa to, tượng lớn muốn "hoằng dương chánh pháp", báo Phật ân đức, hành Bồ Tát đạo, thế nên nhiều đầu công mối nợ, Tăng Ni trong chùa phải chấp tác nhiều hơn, và các công việc chùa chẳng khác những việc ngoài đời là bao. Khi các đệ tử ở vào tình thế, hoàn cảnh dễ mất chánh niệm, dễ phiền não, lúc đó các bậc Thầy mới sáng chế ra những phương thức mới mẻ hầu giúp cho đệ tử trở về chánh niệm, thúc liễm thân tâm.

Kinh sách Ðại Thừa của chúng ta rất phong phú, nhưng ngày nay người tu theo Ðại Thừa phần đông chỉ còn là những học giả. Với danh nghĩa hành Bồ Tát đạo, tùy thuận chúng sanh để độ họ, chúng ta đã biến đổi nhiều, và đã đi quá xa mục đích chính của đạo Phật là tìm cầu giác ngộ giải thoát.

Có người bảo Ðại Thừa là sửa đổi giáo pháp làm sao cho hợp thời cơ để độ càng nhiều chúng sanh càng tốt. Nhưng ta hãy nhìn lại xem, hãy so sánh Phật tử Ðại Thừa (Việt Nam, Tàu, Nhật, Ðại Hàn) và Phật tử Tiểu Thừa (Thái Lan, Tích Lan, Miến Ðiện...) xem ai thuần thành hơn, ai sùng đạo và đông hơn? Phật tử Ðại Thừa, nhất là Việt Nam, thường hay xem thường và chỉ trích chư Tăng. Chắc hẳn có những Phật tử không hiểu đạo, ăn không nói có, nhưng cũng có một số người xuất gia tu hành chân chánh. Tuy nhiên chúng ta không nên "vơ đũa cả nắm". Chuyện gì xẩy ra cũng có nhân duyên của nó, không có ai đúng và không có ai lỗi cả, nếu đúng thì đúng hết, nếu lỗi thì lỗi cả. Ở đây ta chỉ nên nhận định một cách khách quan tình trạng Phật giáo Việt Nam mà thôi.

Học rộng, giao dịch nhiều, tụng Kinh, thuyết pháp, đó là "nghề" của chư Tăng. Còn sống lặng lẽ, xa lìa ngũ dục, trở về nội tâm thì sao? Quý Thầy ít cho Phật tử thấy cái gương đó! Vẫn biết phải "y pháp bất y nhân", nhưng ngày nay là đời mạt pháp, căn cơ chúng sanh yếu kém, họ đâu có thể y theo câu đó một cách dễ dàng. Và đến lúc nào đó, người thuyết pháp phải ngưng thuyết pháp và bắt đầu "thực hành" để làm gương cho họ thấy rõ hơn, để lòng tin của họ vững chắc hơn.

Nhìn lại các quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy, mang tiếng chỉ lo tự độ, ích kỷ, nhưng tại sao Phật giáo ở những nơi đó lại là quốc giáo? Tại sao chư Tăng ở đó không cần ứng phú, làm đám, cầu an, cầu siêu, độ sanh, mà Phật tử vẫn theo, vẫn kính nể? Vì mỗi người biết và lo làm bổn phận của mình. Các Sư chỉ lo tu hành, còn Phật tử thì chỉ biết mình có bổn phận hộ trì cúng dường chư Tăng để các vị ấy sớm thành đạo quả, và không đòi hỏi gì khác hơn là Thầy tu chỉ lo tu thôi.

Còn Phật giáo Việt Nam thì sao? Quý Thầy (chịu ảnh hưởng Tàu) chế đặt ra nhiều nghi thức cúng kiến, các lễ lược, văn nghệ để "tùy thuận chúng sanh" để rồi cuối cùng bị kẹt trong ấy, bị biến thành nhân viên của những nghi thức lễ lược ấy. Phật tử chỉ đến chùa khi trong gia đình có người chết hay bị bệnh để cầu siêu, cầu an, hoặc khi có đám chay, đám tiệc, lúc xong thì lấy tiền ra cúng dường quý Thầy hay nói đúng hơn là trả công cho quý Thầy, không còn biết cúng dường hay bố thí một cách trong sạch, bất vụ lợi. Nhất là hầu hết các chùa Việt Nam hải ngoại đều theo Tịnh Ðộ, lấy tụng Kinh ứng phú làm đầu, khiến Phật tử trở nên xem các vị Sư như những "thợ tụng". Thầy nào tụng không hay, giọng không tốt thì không đến chùa đó nữa. Rồi thì quý Thầy sống trong vòng lẩn quẩn, không làm thợ tụng thì không được, vì sẽ không còn được coi như là một ông thầy nữa. Vị nào ý thức điều đó mà muốn thoát ra cũng khó, vì nếu thoát ra lại sợ sẽ không có Phật tử cúng dường, nên đành nhắm mắt, xuôi tay trôi theo thế tình. Trong một gia đình, ai có đông con là tự biết mình có nhiều oan gia ràng buộc, trong chùa cũng vậy, vị Thầy nào có nhiều Phật tử ưa chuộng mình thì cũng có nhiều sự ràng buộc, nhưng đa số quý Thầy lại lấy đó làm hãnh diện, tưởng là mình khéo hướng dẫn Phật tử, mà thật ra đã vô tình làm nô lệ cho Phật tử.

Chùa to, nổi tiếng, đông Phật tử là những điều mà đa số người xuất gia ngày nay đều lấy đó làm mục đích đánh dấu sự thành công của mình trên đường đạo.Là Ðại Thừa, theo Bồ Tát đạo, ta được quyền mở mang, dùng mọi phương tiện phát triển đạo, nhưng xin đừng quên và đi quá xa nguồn gốc.

Thiền trong Phật giáo Việt Nam bị lãng quên, không những bị lãng quên mà có khi không có chỗ đứng nữa. Số Phật tử lui tới chùa thường là những người già lớn tuổi, trong đó đa số lại là phụ nữ, tính tình hay cầu cạnh, nương tựa, nên rất thích hợp với lối tu cầu tha lực (Tịnh Ðộ). Thể theo nhu cầu đó, các chùa đã được dựng lập khá nhiều, nhưng đều lấy cúng kiến làm Phật sự chính.

Những người thanh niên tuổi trẻ, ưa chuộng đạo Phật lại thường không hay đến chùa, không khí ở chùa không hợp với họ. Họ là những người thích tự lực, không thích nương tựa mãi nơi cha mẹ, muốn tạo dựng hạnh phúc với chính hai bàn tay của họ. Ðến với đạo Phật, họ chỉ thích tu Thiền, nói Thiền. Nhưng tu Thiền là tu làm sao? Tôi thấy có nhiều người chỉ "quy y sách Thiền" chứ không quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Vì không thích lạy Phật, không biết Phật pháp căn bản, không biết kính trọng các nhà Sư. Có việc phải đến chùa thì nghênh ngang, tự tại tựa như "Tổ Ðạt Ma", họ bảo Thiền là phá chấp, "gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết Ma". Họ có biết đâu là đang gây cái nhân đọa địa ngục. Tuy vậy ta cũng không nên trách cứ mà ngược lại nên cảm thương họ thì đúng hơn.

Như vậy nếu có người muốn tu Thiền thì phải làm sao? Phải tu theo Thiền nào? Sách viết về Thiền tông tương đối có khá nhiều, nhưng đa số viết về Thiền học, về văn chương ngôn ngữ Thiền, về triết lý Thiền, về Thiền Trung Hoa... Ở đây tôi muốn giới thiệu, hay đúng hơn là nhắc lại một phương pháp hành Thiền do chính Ðức Phật Thích Ca đã dạy cho các đệ tử, đó là pháp Tứ Niệm Xứ. Pháp hành Thiền này, trong Phật giáo Ðại Thừa hầu như ít ai nhắc tới, mặc dầu các sách Phật học phổ thông có nói sơ qua trong 37 phẩm trợ đạo, nhưng nói một cách quá ngắn gọn về phần lý thuyết và thiếu sót về cách thức tu tập.

3. Tứ niệm xứ và Tâm kinh

Tứ Niệm Xứ là một pháp hành Thiền do từ Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna Sutta) là một Kinh rất quan trọng trong Phật giáo Nam Tông. Còn Bát Nhã Tâm Kinh là một bài Kinh ngắn thường được tụng trong tất cả các thời Kinh trong Phật giáo Ðại Thừa Việt Nam. Hai Kinh này ý nghĩa có xung khắc nhau không?

A. Tứ Niệm Xứ

Kinh Niệm Xứ, thường được gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là một trong những kinh trọng yếu nhất mà Ðức Phật đã thuyết giảng hơn 2500 năm về trước để rèn luyện, uốn nắn, làm cho quân bình và thanh lọc thân tâm.

Pháp Niệm Xứ được thiết lập trên sự áp đặt tâm niệm (Satipatthàna). "Sati" là niệm, "patthàna" là một hình thức rút ngắn của chữ Upatthàna có nghĩa là để gần lại tâm của mình.

Mở đầu bài Kinh có chỉ dẫn rõ ràng:

"Sau đây là những lời mà tôi đã được nghe Ðức Thế Tôn dạy, hồi Ngài còn đang cư ngụ ở Kammassadhamma, một khu phố của giống dân Kuru. Một hôm Ðức Thế Tôn gọi chư Tăng: "Này các Tỳ Kheo". Chư Tăng đáp: "Thưa Ðức Thế Tôn, có chúng con đây". Phật nói: " Này quý vị, đây ta chỉ cho quý vị con đường duy nhất (ekàyano maggo) để có thể gạn lọc bản thân, vượt thoát mọi phiền não, tiêu diệt ưu khổ, đạt tới chánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn: Ðó là Pháp Niệm Xứ".

Pháp Niệm Xứ có bốn phần, đó là tinh chuyên chú niệm vào:


1/ Thân (Kàyànupassanà). Niệm thân.

2/ Thọ hay cảm giác (Vedanànupassanà). Niệm Thọ.

3/ Tâm (Cittànupassanà). Niệm Tâm.

4/ Pháp (Dhammànupassanà) là những đối tượng của Tâm. Niệm Pháp.



Ðiểm chánh yếu ở đây là niệm (Sati) và sự chú tâm hay sự quan sát (anupassanà). Ở đây tôi chỉ tóm tắt đại ý của Kinh thôi.

1) Niệm thân. Hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể. Xin độc giả lưu ý chữ quán niệm thân thể nơi thân thể, chứ không phải quán niệm thân thể nơi cảm thọ, hoặc quán niệm thân thể nơi tâm thức, v.v...

Vì đó có nghĩa là ngay nơi thân thể, hành giả quán niệm về thân thể, chứ không phải nương theo nơi một cảm giác hay ý tưởng mà quán niệm về thân thể. Quán niệm về thân thể là quán sát và ghi nhận tất cả những gì liên quan và đang xảy ra nơi thân thể.

Quán niệm về thân thể gồm có: hơi thở vô-ra, bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi), các động tác thông thường, các bộ phận ở trong thân thể, tứ đại và 9 giai đoạn tan rã của thân thể.

Trong pháp niệm thân, đặc biệt là phần niệm hơi thở vô-ra (ànàpànasati). Hành giả ngồi xếp bằng thoải mái, đặt hết tâm ý vào sự theo dõi và ghi nhận hơi thở vào, hơi thở ra. Khi hỉt vào một hơi dài, hành giả biết mình đang hít vào một hơi dài; khi thở ra một hơi dài, hành giả biết mình đang thở ra một hơi dài... Ðây là một phương pháp hành thiền rất phổ thông, vì nó có thể thích hợp cho mọi người, để lắng tâm, cũng như để gom tâm an trụ. Chính đức Phật xưa kia đã tận lực hành trì để chứng đạo quả vô thượng Bồ Ðề, và ngài cũng quả quyết khẳng định tầm quan trọng của pháp hành này.

2) Niệm thọ hay cảm giác. Hành giả quán niệm cảm giác nơi cảm giác, có nghĩa là giác tỉnh chú tâm ghi nhận "một cách khách quan" những cảm giác hay cảm thọ của mình: vui sướng (lạc thọ), đau khổ (khổ thọ), hoặc không vui sướng cũng không đau khổ (xả thọ), xem chúng khởi lên ra sao và biến mất như thế nào. Thí dụ khi có một cảm giác vui, hành giả liền biết và ghi nhận: "có một cảm giác vui", và như thế hành giả hay biết các cảm thọ khác và chứng nghiệm một cách giác tỉnh các cảm giác ấy theo đúng thực tế, đúng như thật sự nó là như thế ấy.

Thường lệ, người ta hay thất vọng khi chứng nghiệm một thọ khổ và phấn khởi vui sướng khi thọ lạc. Công trình tu tập niệm thọ giúp cho hành giả chứng nghiệm tất cả cảm giác một cách khách quan, với tâm xả (bình thản), và tránh cho con người khỏi bị cảm giác của mình chi phối, khỏi phải làm nô lệ hay lệ thuộc nơi cảm giác. ( còn tiếp )


>>> QUÁN <<<

 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 2:54 PM | Message # 6
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline

Thiền Tứ niệm xứ

Thích Trí Siêu
1998


Ðiểm chánh yếu ở đây là niệm (Sati) và sự chú tâm hay sự quan sát (anupassanà). Ở đây tôi chỉ tóm tắt đại ý của Kinh thôi.

???


---------------------ooOoo--------------------


India History

Sati - The burning of the widow


Sati is described as a Hindu custom in India in which the widow was burnt to ashes on her dead husband's pyre. Basically the custom of Sati was believed to be a voluntary Hindu act in which the woman voluntary decides to end her life with her husband after his death. But there were many incidences in which the women were forced to commit Sati, sometimes even dragged against her wish to the lighted pyre.

Though Sati is considered a Hindu custom, the women, known as Sati in Hindu religious literature, did not commit suicide on their dead husband's pyre. The first woman known as Sati was the consort of Lord Shiva. She burnt herself in fire as protest against her father who did not give her consort Shiva the respect she thought he deserved, while burning herself she prayed to reborn again as the new consort of Shiva, which she became and her name in the new incarnation was Parvati.

Other famous woman in Hindu literature titled Sati was Savitri. When Savitri's husband Satyavan died, the Lord of death, Yama arrived to take his soul. Savitri begged Yama to restore Satyavan and take her life instead, which he could not do. So Savitri followed Lord Yama a long way. After a long way in which Yama noticed that Savitri was losing strength but was still following him and her dead husband, Yama offered Savitri a boon, anything other than her husband's life. Savitri asked to have children from Satyavan. In order to give Savitri her boon, Lord Yama had no choice but to restore Satyavan to life and so Savitri gained her husband back.

These two women along with other women in Hindu mythology who were exceptionally devoted to their husbands symbolized the truthful Indian wife who would do everything for their husband and they were named Sati. The meaning of the word sati is righteous. But as written earlier the women named Sati, in Hindu religious literature, did not commit suicide on their dead husband's pyre. Therefore the custom of burning the widow on her dead husband's pyre probably did not evolve from religious background but from social background.

There are different theories about the origins of Sati. One theory says that Sati was introduced to prevent wives from poisoning their wealthy husbands and marry their real lovers. Other theory says that Sati began with a jealous queen who heard that dead kings were welcomed in heaven by hundreds of beautiful women, called Apsaras. And therefore when her husband died, she demanded to be burnt on her dead husband's pyre and so to arrive with him to heaven and this way to prevent the Apsaras from consorting with her husband. There are also other theories about the origins of Sati.

Even though Sati is considered an Indian custom or a Hindu custom it was not practiced all over India by all Hindus but only among certain communities of India. On the other hand, sacrificing the widow in her dead husband's funeral or pyre was not unique only to India. In many ancient communities it was an acceptable feature. This custom was prevalent among Egyptians, Greek, Goths, Scythians and others. Among these communities it was a custom to bury the dead king with his mistresses or wives, servants and other things so that they could continue to serve him in the next world.

Another theory claims that Sati was probably brought to India by the Scythians invaders of India. When these Scythians arrived in India, they adopted the Indian system of funeral, which was cremating the dead. And so instead of burying their kings and his servers they started cremating their dead with his surviving lovers. The Scythians were warrior tribes and they were given a status of warrior castes in Hindu religious hierarchy. Many of the Rajput clans are believed to originate from the Scythians. Later on other castes who claimed warrior status or higher also adopted this custom.

This custom was more dominant among the warrior communities in north India, especially in Rajasthan and also among the higher castes in Bengal in east India. Among the Rajputs of Rajasthan, who gave lot of importance to valor and self sacrifice, wives and concubines of the nobles even committed suicide, when they came to know that their beloved died in battlefield. In other parts of India it was comparatively low. And among the majority of Indian communities it did not exist at all.

A few rulers of India tried to ban this custom. The Mughals tried to ban it. The British, due to the efforts of Hindu reformers like Raja Ram Mohan Roy outlawed this custom in 1829.

There aren't exact figures about the number of Sati incidences. In general, before this custom was outlawed in 1829, there were a few hundred officially recorded incidences each year. Even after the custom was outlawed, this custom did not vanish completely. It took few decades before this custom almost vanished. But still there are rare incidences in which the widow demands to voluntary commit Sati. In 1987 an eighteen years old widow committed Sati in a village of Rajasthan with the blessing of her family members. In this incidence the villagers took part in the ceremony, praising and supporting the widow for her act. In October 1999 a woman hysterically jumped on her husband's pyre surprising everyone. But this incidence was declared suicide and not Sati, because this woman was not compelled, forced or praised to commit this act.

In different communities of India, Sati was performed for different reasons and different manners. In communities where the man was married to one wife, the wife put an end to her life on the pyre. But even in these communities not all widows committed Sati. Those women who committed Sati were highly honored and their families were given lot of respect. It was believed that the woman who committed Sati blessed her family for seven generations after her. Temples or other religious shrines were built to honor the Sati.

In communities were the ruler was married to more than one wife; in some cases only one wife was allowed to commit Sati. This wife was normally the preferred wife of the husband. This was some kind of honor for the chosen wife and some kind of disgrace for the other wives. In other communities some or all of the wives and mistresses were immolated with the husband. And in some cases even male servants were immolated with the kings. This kind of Sati in which the wives and servants were treated as the ruler's property intensifies the theory that Sati was introduced to India by the Scythian invaders of India.

In some very rare incidences mothers committed Sati on their son's pyre and in even more rare cases husbands committed Sati on their wives pyres.


http://adaniel.tripod.com/sati.htm

 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 3:03 PM | Message # 7
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline

Thiền Tứ niệm xứ


"Tu là cõi phúc, Tình là giây oan", "Ðời là bể khổ, Tu là giải thoát". Nhưng tu là tu cái gì? Tu làm sao? Tu có phải ăn hiền ở lành, ăn chay niệm Phật không? Hay phải vào chùa cạo tóc xuất gia là tu chăng?


Thích Trí Siêu.

----ooOoo----

2) Niệm thọ hay cảm giác. Hành giả quán niệm cảm giác nơi cảm giác, có nghĩa là giác tỉnh chú tâm ghi nhận "một cách khách quan" những cảm giác hay cảm thọ của mình: vui sướng (lạc thọ), đau khổ (khổ thọ), hoặc không vui sướng cũng không đau khổ (xả thọ), xem chúng khởi lên ra sao và biến mất như thế nào. Thí dụ khi có một cảm giác vui, hành giả liền biết và ghi nhận: "có một cảm giác vui", và như thế hành giả hay biết các cảm thọ khác và chứng nghiệm một cách giác tỉnh các cảm giác ấy theo đúng thực tế, đúng như thật sự nó là như thế ấy.


 
But ask now the beasts, and they shall teach thee; and the fowls of the air, and they shall tell thee: Or speak to the earth, and it shall teach thee: and the fishes of the sea shall declare unto thee.

~Job 12:7-8


BE VEG GO GREEN SAVE OUR PLANET!!


_____________

 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 3:05 PM | Message # 8
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline

............The Self being unknown, all three states of the soul are but dreaming–waking, dreaming, and dreamless sleep. In each of these dwells the Self: the eye is his dwelling place while we wake, the mind is his dwelling place while we dream, the lotus of the heart is his dwelling place while we sleep the dreamless sleep.

Having entered into the guardians, he identified himself with them. He became many individual beings. Now, therefore, if an individual awake from his threefold dream of waking, dreaming, and dreamless sleep, he sees no other than the Self. He sees the Self dwelling in the lotus of his heart as Brahman, omnipresent, and he declares: “I know Brahman!”

Who is this Self whom we desire to worship? Of what nature is this Self?
Is he the self by which we see form, hear sound, smell odor, speak words, and taste the sweet or the bitter?

Is he the heart and the mind by which we perceive, command, discriminate, know, think, remember, will, feel, desire, breathe, love, and perform other like acts?

Nay, these are but adjuncts of the Self, who is pure consciousness. And this Self, who is pure consciousness, is Brahman. He is God, all gods; the five elements—earth, air, fire, water, ether; all beings, great or small, born of eggs, born from the womb, born from heat, born from soil; horses, cows, men, elephants, birds; everything that breathes, the beings that walk and the beings that walk not. The reality behind all these is Brahman, who is pure consciousness.

All these, while they live, and after they have ceased to live, exist in him.
The sage Vamadeva, having realized Brahman as pure consciousness, departed this life, ascended into heaven, obtained all his desires, and achieved immortality.


( The Aitareya Upanishad )

 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 3:08 PM | Message # 9
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline






BE VEG GO GREEN SAVE OUR PLANET!!


_____________
Cứu người như cứu hoả
Thương người như thương ta


Ta quy định các con KHÔNG ĐƯỢC ĂN TẤT CẢ THỊT dù đó là tam tịnh nhục. Dù đó là thịt khác với mười loại thịt cấm trước đây cũng bị cấm. Thịt súc vật chết cũng bị cấm... Mọi sinh vật nhận ra người ăn thịt và, khi ngửi được mùi, đều kinh hoàng bởi cảnh chết chóc. Bất cứ người đó đi đến đâu, loài vật dưới nước, trên mặt đất hay trên trời đều hoảng sợ. Nghĩ chúng sẽ bị người đó giết chết, chúng có thể ngất xỉu hay chết. Vì những lý do này, BỒ TÁT MA HA TÁT (ĐẠI BỒ TÁT) KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT. Mặc dù họ thị hiện ăn thịt để độ chúng sinh, nhưng thật sự họ không ăn ngay cả thực phẩm thường huống hồ chi là thịt!

~ Kinh Đại Bát Niết Bàn

---------

"Out of 135 criminals, including robbers and rapists, 118 admitted that when they were children they burned, hanged and stabbed domestic animals." -Ogonyok(1979) (Soviet anti-cruelty magazine)

 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 3:11 PM | Message # 10
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline




“Men professing godliness offer their bodies upon Satan's altar, and burn the incense of tobacco to his satanic majesty. Does this statement seem severe? The offering must be presented to some deity. Since God is pure and holy, and will accept nothing defiling in its character, He refuses this expensive, filthy, and unholy sacrifice; therefore we conclude that Satan is the one who claims the honor.”

Ellen G. White

 
nntDate: Thứ năm, 24-06-2010, 3:18 PM | Message # 11
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline

Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh Ở Cõi Diêm Phù
________________

Lúc đó, Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát bạch cùng Ðức Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Con nhờ nương sức oai thần của Ðức Phật Như Lai, nên chia được thân hình này đến khắp trăm ngàn vạn ức thế giới để cứu vớt tất cả chúng sanh bị nghiệp báo.

Nếu không nhờ sức đại từ của Ðức Như Lai, thì chẳng thể biến hóa được như thế. Con nay lại được Ðức Phật phó chúc: Từ nay cho đến khi Ngài A Dật Ða thành Phật, phải làm cho chúng sanh trong Lục Ðạo đều được độ thoát. Con xin vâng! Bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài chớ lo âu!"

Bấy giờ Ðức Phật bảo Bồ Tát Ðịa Tạng rằng: " Những chúng sanh chưa được giải thoát thì tánh thức không định, quen làm điều ác thì kết thành nghiệp, quen làm điều thiện thì kết thành quả; làm thiện làm ác đều theo cảnh mà sanh, luân chuyển trong Ngũ Ðạo, chẳng tạm ngừng ngớt; trải qua trần kiếp, mê hoặc chướng nạn, như cá bơi trong lưới theo dòng nước chảy, tạm thoát ra được rồi lại mắc vào lưới. Vì những kẻ đó mà Ta phải lo nghĩ.

Community.vietfun.com
 
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Tâm linh » Tứ Diệu Đế
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: