MENU
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Tâm linh » Lời Phật dạy
Lời Phật dạy
nntDate: Thứ hai, 21-06-2010, 2:06 PM | Message # 1
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh:

1) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

2) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

3) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

4) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.

5) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.

6) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

7) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

8) Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

9) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

10) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

 
nntDate: Thứ hai, 21-06-2010, 2:08 PM | Message # 2
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
20 ÐIỀU KHÓ TRONG CUỘC SỐNG

Phật dạy làm người có 20 điều khó:

1. Nghèo nàn bố thí là khó.

2. Giàu sang học đạo là khó.

3. Bỏ thân mạng quyết chết là khó.

4. Thấy được kinh Phật là khó.

5. Sanh vào thời có Phật là khó.

6. Nhẫn sắc, nhẫn dục là khó.

7. Thấy tốt không cầu là khó.

8. Bị nhục không tức là khó.

9. Có thế lực không dựa là khó

10. Gặp việc vô tâm là khó.

11. Học rộng nghiên cứu sâu là khó.

12. Diệt trừ ngã mạn là khó.

13. Không khinh người chưa học là khó.

14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.

15. Không nói chuyện phải trái là khó.

16. Gặp được thiện tri thức là khó.

17. Thấy tánh học đạo là khó.

18. Tùy duyên hoá độ người là khó.

19. Thấy cảnh tâm bất động là khó.

20. Khéo biết phương tiện là khó.

 
nntDate: Thứ hai, 21-06-2010, 2:09 PM | Message # 3
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Mười Điều Tâm Niệm

Luận Bảo Vương Tam Muội

Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ sanh.

Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.

Tự xét tâm tính đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

Xây dựng đạo hạnh đừng mong không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.

Việc làm đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.

Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghiã.

Với người đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.

Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là có ý mưu đồ

Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.

Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.

Bởi vậy, Đức Phật dạy:

Lấy bịnh khổ làm thuốc thần

Lấy hoạn nạn làm giải thoát

Lấy khúc mắc làm thú vị

Lấy ma quân làm bạn đạo

Lấy khó khăn làm thích thú

Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ

Lấy người chống đối làm nơi giao du

Coi thi ân như đôi dép bỏ

Lấy sự xã lợi làm vinh hoa

Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh

Nên chấp thuận trở ngại thì lại thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại, Đức Thế Tôn thực hiện huệ giác Bồ Đề ngay trong sự trở ngại, như Ương Quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi và sự phá hoại làm sự tác thành tác thành cho ta?

Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại áp đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào!

Luận Bảo Vương Tam Muội
NHỮNG ĐIỀU LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI

Phật dạy:

Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị.

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa dối mình.

Điều đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.

Điều đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

Tài sản lớn nhất của đời người là trí tuệ.

Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung.

Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.
Lời dạy của Đức Phật Ca Diếp

BỐN HẠNG NGƯỜI TRÊN THẾ GIAN

Trong truyện “Vị A La Hán 7 tuổi”, đoạn mở đầu như sau: Thuở Phật Ca Diếp còn tại thế, Ngài có một tăng đoàn gồm 20.000 (hai mươi ngàn) tỳ kheo đã diệt tận các lậu hoặc. Một hôm, Phật Ca Diếp và tăng chúng của Ngài đi đến thành Ba La Nại, dân chúng đua nhau đến đảnh lễ cúng dường và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi thọ thực xong, Phật bèn nói lời tùy hỷ công đức rằng:

- “Này các cư sĩ, trong thế gian có bốn hạng người. Thế nào là bốn?

Một là những người tự mình làm phước bố thí, nhưng không khuyến khích kẻ khác làm. Hạng người này, trong tương lai được giàu có nhưng không được nhiều người theo.

Hai là những người khuyên kẻ khác bố thí, nhưng tự mình không bố thí. Hạng người này đời sau có phước báo được đông người theo, nhưng không có của cải.

Ba là những người tự mình không bố thí cũng không khuyên người bố thí. Hạng người này đời sau không có của cải cũng không có người theo, phải sống cô độc, ăn cơm thừa của kẻ khác.

Bốn là hạng người vừa tự bố thí, vừa khuyên người bố thí, hạng người này trong tương lai sẽ được cả hai phước báo: giàu có và đông người theo”.

Qua lời giảng của Đức Phật Ca-Diếp về bốn hạng người trên thế gian. Chúng ta nên cố làm hạng người thứ tư.
PHẬT NGÔN

1) Mục đồng dùng roi gậy đuổi bò ra đồng như thế nào thì cái già và cái chết cũng lùa mạng sống của chúng sanh đi như thế đó. -- (Kinh Pháp Cú).

2) Này hỡi các Tỳ khưu, có hai thứ bịnh. Hai thứ là gì?- Bịnh thể xác và bịnh tâm.

Nhiều người nói rằng thể xác mình khỏe mạnh trong một năm, hai năm, ba năm, bốn năm, năm năm, mười năm, hai mươi năm, ba mươi, bốn mươi, năm mươi hay một trăm năm, hay hơn nữa.

Nhưng, ngoài những vị đã gội sạch bợn nhơ (những bậc thánh), trên thế gian này rất ít chúng sanh có thể nói rằng tâm mình khỏe mạnh, dầu trong khoảnh khắc.
-- (Anguttara Nikaya, Tăng Nhất A Hàm).

3) "Hãy dứt bỏ cái gì không phải của con. Sự dứt bỏ ấy sẽ đem lại cho con hạnh phúc và an vui.

Cái gì không phải của con?Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải của con. Hãy dứt bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðó là một sự dứt bỏ sẽ tạo cho con Hạnh Phúc và An Vui". -- (Tạp A Hàm XXII, 33).

Quangduc.com

 
nntDate: Thứ hai, 21-06-2010, 2:12 PM | Message # 4
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Bát phong (8 ngọn gió --- 4 thuận và 4 nghịch). 8 ngọn gió này thổi vào biển tâm dễ làm tâm con người xao xuyến và dao động. Phật giáo dùng bát phong để kiểm định khả năng tu tập của hành giả.

1) Lợi
Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp như có người tạo điều kiện, giúp đở phương tiện vật chất hay tinh thần, tâm không khởi niệm yêu thích hay không khởi tâm ngã mạn cho rằng mình tu hành cao mà được như vậy.

2) Suy
Khi gặp cảnh bất như ý, hoàn cảnh sa sút, mất mát người thân, không khởi tâm buồn khổ, sầu bi, chán nãn.

3) Vui
Tâm thản nhiên trước những thú vui, dục lạc của thế gian.

4) Khổ
Tâm an nhiên khi bị những khổ nạn như bị người khác đàn áp, ức hiếp, hay chèn ép v….v. Tâm không khởi niệm sân hận hay mong muốn trả thù.

5) Vinh
Tâm không bị mê hoặc bởi những lời tán thán, ca ngợi, đề cao

6) Nhục
Tâm hành giả không bị chao đão trước những lời hạ nhục, hũy báng danh dự, nhân phẩm, đạo đức, uy tín.

7) Khen
Tâm không dính mắc trước những lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi của người khác

8) Chê
Tâm không bị lay động bởi những lời chê bai, bài bác, chỉ trích, nói xấu của người khác.

Hành giả chưa được tự tại trước bát phong vẫn phải không ngừng tinh tấn tu tập và luôn dùng 8 ngọn gió này để kiểm tra tâm mình.

Community.vietfun.com

 
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Tâm linh » Lời Phật dạy
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: