MENU
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Tâm linh » Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
nntDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:20 PM | Message # 1
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline



Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Ðà (Siksananda), người xứ Vu Ðiền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Ðường của Trung Hoa.

Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành

Quyển Thượng: Phẩm Thứ Nhất


Thần Thông Trên Cung Trời Ðao Lợi

Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, tại cung Trời Ðao Lợi, Ðức Phật vì Thánh Mẫu mà thuyết Pháp.

Lúc ấy, không thể nói hết không thể nói hết tất cả chư Phật và Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát trong vô lượng thế giới ở mười phương đều đến hội họp tán thán Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể ở trong đời ác Ngũ Trược mà hiện sức Ðại Trí Huệ, Thần Thông không thể nghĩ bàn điều phục những chúng sanh cang cường, khiến cho họ biết được pháp khổ, pháp vui. Rồi mỗi Ngài đều sai thị giả đến vấn an Ðức Thế Tôn.

Bấy giờ, Ðức Như Lai mỉm cười, phóng ra trăm ngàn muôn ức vầng mây sáng rỡ lớn như là vầng mây sáng Ðại Viên Mãn, vầng mây sáng Ðại Từ Bi, vầng mây sáng Ðại Trí Huệ, vầng mây sáng Ðại Bát Nhã, vầng mây sáng Ðại Tam Muội, vầng mây sáng Ðại Kiết Tường, vầng mây sáng Ðại Phước Ðức, vầng mây sáng Ðại Công Ðức, vầng mây sáng Ðại Quy Y, vầng mây sáng Ðại Tán Thán.

Ðức Phật phóng ra không thể nói hết vầng mây sáng rỡ như thế rồi lại phát ra các âm thanh vi diệu, như là tiếng Ðàn Ba La Mật, tiếng Thi Ba La Mật, tiếng Sằn Ðề Ba La Mật, tiếng Tỳ Ly Da Ba La Mật, tiếng Thiền Ba La Mật, tiếng Bát Nhã Ba La Mật, tiếng Từ Bi, tiếng Hỷ Xả, tiếng Giải Thoát, tiếng Vô Lậu, tiếng Trí Huệ, tiếng Ðại Trí Huệ, tiếng Sư Tử Hống, tiếng Ðại Sư Tử Hống, tiếng Mây Sấm, tiếng Mây Sấm Lớn.

Khi Ðức Phật phát ra không thể nói hết không thể nói hết âm thanh như thế xong từ thế giới Ta Bà và các cõi nước phương khác, có vô lượng ức Thiên, Long, Quỷ, Thần cũng đến tụ tập tại cung trời Ðao Lợi. Ðó là thiên chúng ở trời Tứ Thiên Vương, trời Ðao Lợi, trời Tu Diệm Ma, trời Ðâu Suất Ðà, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Ðại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Quang Âm, trời Thiểu Tịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh, trời Phước Sanh, trời Phước Ái, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc Cứu Cánh, trời Ma Hê Thủ La, cho đến trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tất cả Thiên chúng, Long chúng, cùng các chúng Quỷ, Thần đều đến hội họp.


Lại có những vị thần ở các cõi nước phương khác cùng thế giới Ta Bà, như Thần biển, Thần sông cái, Thần sông con, Thần cây, Thần núi, Thần đất, Thần suối và ao đầm, Thần cây con và hạt giống, Thần ngày, Thần đêm, Thần hư không, Thần trên trời, Thần ăn uống, Thần cỏ cây và gỗ; các vị thần như thế đều đến hội họp.

Lại có chư đại quỷ vương ở các cõi nước phương khác cùng thế giới Ta Bà, như Ác Mục Quỷ Vương, Ðạm Huyết Quỷ Vương, Ðạm Tinh Khí Quỷ Vương, Ðạm Thai Noãn Quỷ Vương, Hành Bệnh Quỷ Vương, Nhiếp Ðộc Quỷ Vương, Từ Tâm Quỷ Vương, Phước Lợi Quỷ Vương, Ðại Ái Kính Quỷ Vương..., các quỷ vương như thế đều đến hội họp.

Bấy giờ Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: "Ông xem tất cả chư Phật, Bồ Tát và Trời, Rồng, Quỷ, Thần ở trong thế giới này cùng thế giới khác, quốc độ này cùng quốc độ khác, nay đều đến hội họp tại cung trời Ðao Lợi như thế, Ông có biết số bao nhiêu chăng?"

Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu dùng thần lực của con để tính đếm trong ngàn kiếp, cũng không thể biết được!"

Ðức Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi: "Ngay Ta dùng Phật Nhãn xem hãy còn không đếm xiết! Ðây đều là do Ðịa Tạng Bồ Tát từ thuở kiếp lâu xa đến nay, hoặc đã độ, đương độ, chưa độ, hoặc đã thành tựu, đương thành tựu, chưa thành tựu."

Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Từ thuở lâu xa về trước con đã tu căn lành, chứng được Trí Vô Ngại, nghe lời Phật nói đó thời tin nhận liền. Còn hàng Tiểu Quả Thanh Văn, Thiên Long Bát Bộ, và những chúng sanh đời vị lai, dẫu nghe lời thành thật của Như Lai, nhưng chắc là sanh lòng nghi ngờ, dầu cho có lạy vâng đi nữa cũng chưa khỏi hủy báng. Cúi mong Ðức Thế Tôn nói rõ Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ở nhân địa đã tu hạnh gì, lập nguyện gì mà thành tựu được sự không thể nghĩ bàn như thế?"

Ðức Phật bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi: "Ví dụ trong cõi Tam Thiên Ðại Thiên thế giới có bao nhiêu cỏ, cây, lùm, rừng, lúa, đay, tre, lau, núi, đá, bụi bặm, cứ mỗi vật một số, mỗi số là một sông Hằng; rồi cứ số cát trong mỗi sông Hằng, mỗi hạt cát làm một cõi giới; rồi trong mỗi cõi giới, cứ mỗi hạt bụi làm một kiếp; rồi bao nhiêu số bụi chứa trong mỗi kiếp đều đem làm kiếp cả; thì từ lúc Ðịa Tạng Bồ Tát chứng quả vị Thập Ðịa đến nay, ngàn lần lâu hơn số kiếp tỷ dụ ở trên, huống là từ những thuở Ðịa Tạng Bồ Tát còn ở bậc Thanh Văn và Bích Chi Phật!"

"Này Văn Thù Sư Lợi! Oai thần thệ nguyện của Bồ Tát đó không thể nghĩ bàn đến được. Trong đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam, người thiện nữ nào nghe thấy danh tự của Bồ Tát đó rồi hoặc tán thán, hoặc chiêm lễ, hoặc xưng niệm danh hiệu, hoặc cúng dường, cho đến tô vẽ, chạm khắc, tạc đúc, sơn thếp hình tượng, thì người ấy sẽ được một trăm lần sanh lên cõi trời Ba MươI Ba, vĩnh viễn chẳng còn bị đọa vào ác đạo.

Này Văn Thù Sư Lợi! Không thể nói hết không thể nói hết số kiếp lâu xa về trước, Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát là con trai của một vị đại Trưởng Giả. Thuở đó, trong đời có đức Phật hiệu là Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai.

Lúc bấy giờ, con trai vị Trưởng Giả thấy Ðức Phật tướng mạo tốt đẹp, ngàn phước trang nghiêm, bèn bạch hỏi Ðức Phật đó tu hạnh nguyện gì mà được tướng mạo như thế.

Khi ấy, Ðức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai bảo con trai vị Trưởng Giả rằng: ‘Muốn chứng được thân tướng này, cần phải lâu đời độ thoát tất cả những chúng sanh bị khốn khổ.’

"Này Văn Thù Sư Lợi! Bấy giờ, con trai vị Trưởng Giả nhân đó liền phát nguyện rằng: ‘Từ nay cho đến tận vị lai kiếp chẳng thể tính đếm về sau, tôi sẽ vì những chúng sanh tội khổ trong Lục Ðạo mà rộng lập nhiều phương tiện, làm cho họ được giải thoát tất cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật Ðạo.’

Bởi đã ở trước Ðức Phật đó mà lập đại nguyện như thế, nên đến nay đã trăm ngàn vạn ức na-do-tha không thể nói hết số kiếp, mà vẫn còn làm vị Bồ Tát.

Lại không thể nghĩ bàn a-tăng-kỳ kiếp về trước, thuở đó trong đời có đức Phật hiệu là Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai; thọ mạng của Ðức Phật ấy là bốn trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ kiếp.

Trong thời Tượng Pháp, có một người con gái dòng Bà La Môn nhiều đời tích phước sâu dày, được mọi người kính nể, đi đứng nằm ngồi đều được chư Thiên theo hộ vệ; song bà mẹ lại tin theo tà đạo, thường khinh chê ngôi Tam Bảo.

Thuở ấy, Thánh Nữ lập nhiều phương tiện để khuyến dụ mẹ, hầu làm cho bà sanh chánh kiến, nhưng bà chưa tin hẳn; và chẳng bao lâu thì bà mệnh chung, thần hồn bị đọa vào địa ngục Vô Gián.

Lúc đó, Thánh Nữ Bà La Môn biết rằng bà mẹ khi còn sống không tin nhân quả, ắt phải theo nghiệp mà sanh vào đường ác, bèn bán nhà, đất, sắm nhiều hương, hoa, cùng những đồ lễ cúng, rồi đem đến chùa tháp thờ tiên Phật mà làm đại lễ cúng dường.

Trong một ngôi chùa kia, trông thấy hình tượng của Ðức Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai đắp vẽ oai dung đủ cách tôn nghiêm, Thánh Nữ Bà La Môn chiêm lễ tôn dung, lòng càng bội phần kính ngưỡng, thầm nghĩ rằng: ‘Ðức Phật là đấng Ðại Giác đầy đủ mọi trí huệ. Nếu Ðức Phật còn tại thế, thì sau khi mẹ tôi mất, thảng như tôi đến bạch hỏi Phật, tất biết được nơi mẹ tôi thác sanh!’

Lúc ấy, Thánh Nữ Bà La Môn cúi đầu khóc rất lâu, rồi lại chiêm luyến tôn tượng của Như Lai, bỗng nghe trên không trung có tiếng bảo rằng: ‘Này Thánh Nữ đương khóc kia, thôi đừng có bi ai quá lắm! Nay Ta sẽ bảo cho ngươi biết chỗ thác sanh của mẹ ngươi!’

Thánh Nữ chắp tay hướng lên hư không mà bạch rằng: ‘Chẳng hay đức thần nào đã giải bớt lòng sầu lo của tôi như thế? Từ khi mẹ tôi mất đến nay, tôi ngày đêm thương nhớ, không biết đâu để hỏi cho rõ mẹ tôi thác sanh vào chốn nào.’

Bấy giờ, trên hư không lại có tiếng bảo Thánh Nữ rằng: ‘Ta là Ðức Phật quá khứ Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai mà ngươi đương chiêm lễ đó. Thấy ngươi thương nhớ mẹ trội hơn thường tình của chúng sanh, nên Ta đến chỉ bảo.’

Thánh Nữ Bà La Môn nghe nói xong liền nhảy chồm lên và bị té rớt xuống, các khớp tay chân đều bị tổn thương; những người ở cạnh bên liền đỡ dậy. Một lát sau Thánh Nữ mới tỉnh lại, rồi bạch cùng trên hư không rằng: ‘Cúi xin Ðức Phật từ bi thương xót, bảo ngay cho con rõ chỗ thác sanh của mẹ con, nay thân tâm của con sắp chết mất!’

Lúc ấy, Ðức Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai bảo Thánh Nữ rằng: ‘Cúng dường xong, ngươi hãy mau trở về nhà, rồi ngồi ngay thẳng nghĩ tưởng danh hiệu của Ta, thời sẽ biết được chỗ thác sanh của mẹ ngươi.’

Bấy giờ, lễ Phật xong Thánh Nữ Bà La Môn liền trở về nhà. Vì thương nhớ mẹ, nên Thánh Nữ ngồi ngay thẳng niệm danh hiệu của Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai. Trải suốt một ngày một đêm, Thánh Nữ bỗng thấy thân mình đến một bờ biển kia, nước trong biển đó sôi sùng sục, có rất nhiều thú dữ thân thể toàn bằng sắt bay nhảy trên mặt biển, chạy rảo bên này, xua đuổi bên kia; và thấy những trai cùng gái, số nhiều đến trăm ngàn muôn, thoạt chìm thoạt nổi trong biển, bị các thú dữ giành nhau ăn thịt; lại thấy các Dạ Xoa hình thù khác nhau—hoặc nhiều tay, nhiều mắt, nhiều chân, nhiều đầu..., răng nanh chìa ra ngoài miệng, bén nhọn dường gươm—đang lùa những người tội đến gần thú dữ. Rồi chúng lại tự chụp bắt, túm quắp đầu chân lại với nhau, hình trạng muôn thứ, chẳng dám nhìn lâu.

Khi ấy, Thánh Nữ Bà La Môn nhờ nương sức niệm Phật nên tự nhiên không kinh sợ. Có một Quỷ Vương tên là Vô Ðộc, đến cúi đầu nghênh tiếp, hỏi Thánh Nữ rằng: ‘Lành thay, Bồ Tát! Do duyên sự gì mà Ngài đến chốn này?’

Bấy giờ, Thánh Nữ Bà La Môn hỏi Quỷ Vương rằng: ‘Ðây là chốn nào?’

Vô Ðộc đáp rằng: ‘Ðây là tầng biển thứ nhất ở phía Tây núi Ðại Thiết Vi.’

Thánh Nữ hỏi rằng: ‘Tôi nghe trong núi Thiết Vi có địa ngục, việc ấy có thật chăng?’

Vô Ðộc đáp rằng: ‘Thật có địa ngục!’

Thánh Nữ hỏi rằng: ‘Nay tôi làm sao được đến chốn địa ngục?’

Vô Ðộc đáp rằng: ‘Nếu không phải sức oai thần, cần phải do nghiệp lực. Ngoài hai điều này ra, ắt không bao giờ có thể đến được.’

Thánh Nữ lại hỏi: ‘Do duyên cớ gì mà nước trong biển này sôi sùng sục và có những người tội cùng các thú dữ như thế?’

Vô Ðộc đáp rằng: ‘Ðây là những chúng sanh tạo ác ở cõi Diêm Phù Ðề mới chết, quá bốn mươi chín ngày không người kế tự để làm công đức hầu cứu vớt khổ nạn cho; lúc sống, họ lại không làm được nhân lành nào cả; vì thế nên cứ theo bổn nghiệp mà chiêu cảm lấy địa ngục, tự nhiên họ phải lội qua biển này trước. Cách biển này mười vạn do-tuần về phía Ðông lại có một cái biển, những sự thống khổ ở đó còn gấp bội chốn này. Phía Ðông của biển đó lại có một cái biển nữa, sự thống khổ ở đó càng trội hơn. Do ác nhân của Tam Nghiệp cảm vời ra và gọi chung là biển nghiệp, chính là chốn này vậy.’

Thánh Nữ lại hỏi Quỷ Vương Vô Ðộc rằng: ‘Ðịa ngục ở đâu?’

Vô Ðộc đáp rằng: ‘Ở trong ba cái biển đó đều là đại địa ngục, nhiều đến số trăm ngàn, mỗi ngục đều khác nhau. Về địa ngục lớn thì có mươi tám chỗ; bực kế đó có năm trăm chỗ, đủ không lường sự khổ sở; bực kế nữa có đến ngàn trăm, cũng đầy không lường sự thống khổ.’

Thánh Nữ lại hỏi Ðại Quỷ Vương rằng: ‘Thân mẫu tôi mới mất gần đây, song không rõ thần hồn của người phải sa vào chốn nào?’

Quỷ Vương hỏi Thánh Nữ rằng: ‘Thân mẫu của Bồ Tát khi còn sống, quen làm những nghiệp gì?’

Thánh Nữ đáp rằng: ‘Thân mẫu tôi tà kiến, khinh chê ngôi Tam Bảo, hoặc có lúc tạm tin, nhưng rồi chẳng kính; dầu khuất không bao lâu, mà chưa rõ thác sanh về đâu.’

Vô Ðộc hỏi rằng: ‘Thân mẫu của Bồ Tát tên họ là gì?’

Thánh Nữ đáp rằng: ‘Thân phụ và thân mẫu của tôi đều dòng dõi Bà La Môn. Thân phụ tôi hiệu là Thi La Thiện Kiến, thân mẫu tôi tên là Duyệt Ðế Lợi.’

Vô Ðộc chắp tay thưa Bồ Tát rằng: ‘Xin Thánh Giả hãy trở về, và chớ thương nhớ buồn rầu quá lắm nữa. Tội nữ Duyệt Ðế Lợi được sanh lên cõi trời đến nay đã ba ngày rồi. Nghe nói nhờ con trai của bà có lòng hiếu thuận, vì mẹ mà thiết cúng để tu phước, và bố thí chùa tháp thờ Ðức Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai. Chẳng phải chỉ thân mẫu của Bồ Tát được thoát khỏi địa ngục, mà ngày đó, những tội nhân Vô Gián cũng đều được an lạc, đồng được thác sanh cả.’

Nói xong, Quỷ Vương chắp tay chào Thánh Nữ mà cáo lui."

Thánh Nữ Bà La Môn dường chiêm bao chợt tỉnh, rõ biết các việc rồi, bèn đối trước tháp tượng của Ðức Giác Hoa Ðịnh Tự Tại Vương Như Lai mà lập hoằng thệ nguyện rằng: ‘Tôi nguyện từ nay cho đến tận vị lai kiếp, sẽ vì những chúng sanh mắc phải tội khổ mà rộng lập phương tiện, khiến cho họ đều được giải thoát.’

Ðức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng: "Quỷ Vương Vô Ðộc ngày trước, nay chính là Tài Thủ Bồ Tát; còn Thánh Nữ Bà La Môn đó, nay là Bồ tát Ðịa Tạng vậy." ( Còn tiếp )

 
nntDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:22 PM | Message # 2
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline

Phẩm Thứ Hai

Phân Thân Tập Hội

Lúc đó, phân thân của Bồ Tát Ðịa Tạng từ các nơi có địa ngục trong trăm ngàn muôn ức không thể nghĩ, không thể bàn, không thể tính đếm, không thể nói hềt, vô lượng a-tăng-kỳ thế giới, đều đến hội họp tại cung trời Ðao Lợi.

Do nhờ thần lực của Ðức Như Lai, phân thân từ mỗi phương hợp cùng những chúng đã được giải thoát khỏi chốn nghiệp đạo, cũng đông đến số ngàn muôn ức na-do-tha, đồng cầm hương hoa đến cúng dường Phật.

Những chúng cùng đến ấy thảy đều nhờ Bồ Tát Ðịa Tạng giáo hóa, làm cho vĩnh viễn không còn thối chuyển nơi A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề.

Những chúng sanh này từ nhiều kiếp lâu xa đến nay, trôi lăn trong vòng sanh tử, chịu khổ trong sáu đường, không lúc nào tạm ngừng dứt. Nhờ lòng từ bi quảng đại và thệ nguyện thâm sâu của Bồ Tát Ðịa Tạng, nên tất cả đều chứng được quả vị. Khi đến được cung trời Ðao Lợi, lòng họ vui mừng hớn hở chiêm ngưỡng Ðức Như Lai, mắt nhìn mãi không rời.

Bấy giờ, Ðức Thế Tôn đưa cánh tay sắc vàng xoa đảnh các phân thân của Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát trong trăm ngàn vạn ức không thể nghĩ, không thể bàn, không thể tính đếm, không thể nói hềt, vô lượng a-tăng-kỳ thế giới, rồi dạy rằng:

"Ta ở trong đời ác Ngũ Trược giáo hóa những chúng sanh cang cường như thế, làm cho lòng chúng nó điều phục, bỏ tà về chánh; nhưng trong mười phần, vẫn còn một hai phần quen theo thói ác.

Ta cũng phân ngàn trăm ức thân, rộng lập ra nhiều phương tiện. Hoặc có kẻ có lợi căn, nghe thấy liền tín thọ; hoặc có kẻ có thiện quả, phải ân cần khuyên bảo mới thành tựu; hoặc có kẻ ám độn, phải giáo hóa thời lâu mới quay về; hoặc có kẻ nghiệp nặng, chẳng sanh lòng kính ngưỡng; Ta bèn phân ra nhiều thân để độ thoát những hạng chúng sanh mỗi mỗi sai khác như thế.

( còn tiếp )
 
nntDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:25 PM | Message # 3
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Hoặc hiện thân người nam, hoặc hiện thân người nữ; hoặc hiện thân Trời, Rồng; hoặc hiện thân Quỷ, Thần; hoặc hiện ra núi, rừng, nguồn sông, đồng bằng, sông rạch, ao hồ, khe suối, giếng nước, để làm lợi ích cho con người, khiến tất cả đều được độ thoát.

Hoặc hiện thân Thiên Ðế, hoặc hiện thân Phạm Vương, hoặc hiện thân Chuyển Luân Vương, hoặc hiện thân Cư Sĩ, hoặc hiện thân Quốc Vương, hoặc hiện thân Tể Phụ, hoặc hiện ra thân các hàng quan thuộc, hoặc hiện ra thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, cho đến các thân Thanh Văn, La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát... để hóa độ chúng sanh; chớ chẳng phải chỉ có thân Phật hiện ra trước chúng thôi đâu!

Ông xem Ta trải qua biết bao số kiếp cần cù khó nhọc độ thoát những chúng sanh cang cường đầy tội khổ, khó khai hóa như thế. Còn những kẻ chưa được điều phục, thì phải theo nghiệp mà chịu báo ứng. Nếu họ bị đọa vào đường dữ và chịu nhiều sự thống khổ, thì Ông nên nhớ nghĩ đến Ta ở cung trời Ðao Lợi đã ân cần phó chúc, mà làm cho chúng sanh ở thế giới Ta Bà đến lúc Ðức Phật Di Lặc xuất thế đều được độ thoát, xa lìa vĩnh viễn mọi điều khổ, được gặp Phật và được thọ ký."

Bấy giờ, các phân thân của Bồ Tát Ðịa Tạng ở các thế giới hợp lại thành một hình, rơi lệ ai luyến mà bạch Phật rằng:

"Từ số kiếp lâu xa đến nay, con nhờ Ðức Thế Tôn tiếp độ dắt dìu, khiến con có được thần lực chẳng thể nghĩ bàn, đầy đủ trí huệ rộng lớn. Các phân thân của con thị hiện ở khắp trăm ngàn muôn ức thế giới nhiều như cát sông Hằng; trong mỗi thế giới hóa hiện trăm ngàn muôn ức thân, mỗi một thân đó hóa độ trăm ngàn muôn ức người, khiến cho họ quy kính Tam Bảo, vĩnh viễn xa lìa sanh tử, đến được Niết Bàn an lạc.

Những chúng sanh nào ở trong Phật Pháp, dù chỉ làm việc lành bằng chừng một sợi lông, một giọt nước, một hạt cát, một hạt bụi, hoặc mảy lông tơ, con đều độ thoát lần lần, làm cho họ được lợi ích lớn.

Con cúi mong Ðức Thế Tôn chớ vì những chúng sanh ác nghiệp đời sau mà sanh lòng lo lắng!" Ngài bạch cùng Ðức Phật ba lần như thế.

Lúc ấy, Ðức Phật khen ngợi Bồ Tát Ðịa Tạng rằng: "Lành thay! Lành thay! Ta hộ trợ cho điều Ông muốn để Ông thành tựu được các hoằng thệ nguyện đã lập từ số kiếp lâu xa đến nay. Việc quảng độ xong rồi, Ông liền chứng quả Bồ Ðề."( còn tiếp )

 
nntDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:26 PM | Message # 4
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Bấy giờ, các phân thân của Bồ Tát Ðịa Tạng ở các thế giới hợp lại thành một hình, rơi lệ ai luyến mà bạch Phật rằng:

"Từ số kiếp lâu xa đến nay, con nhờ Ðức Thế Tôn tiếp độ dắt dìu, khiến con có được thần lực chẳng thể nghĩ bàn, đầy đủ trí huệ rộng lớn. Các phân thân của con thị hiện ở khắp trăm ngàn muôn ức thế giới nhiều như cát sông Hằng; trong mỗi thế giới hóa hiện trăm ngàn muôn ức thân, mỗi một thân đó hóa độ trăm ngàn muôn ức người, khiến cho họ quy kính Tam Bảo, vĩnh viễn xa lìa sanh tử, đến được Niết Bàn an lạc.

Những chúng sanh nào ở trong Phật Pháp, dù chỉ làm việc lành bằng chừng một sợi lông, một giọt nước, một hạt cát, một hạt bụi, hoặc mảy lông tơ, con đều độ thoát lần lần, làm cho họ được lợi ích lớn.

Con cúi mong Ðức Thế Tôn chớ vì những chúng sanh ác nghiệp đời sau mà sanh lòng lo lắng!" Ngài bạch cùng Ðức Phật ba lần như thế.

Lúc ấy, Ðức Phật khen ngợi Bồ Tát Ðịa Tạng rằng: "Lành thay! Lành thay! Ta hộ trợ cho điều Ông muốn để Ông thành tựu được các hoằng thệ nguyện đã lập từ số kiếp lâu xa đến nay. Việc quảng độ xong rồi, Ông liền chứng quả Bồ Ðề."

 
nntDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 3:26 PM | Message # 5
Ma Vương Thiên Chủ
Người quản lý
Messages: 120
Awards: 2
Reputation: 0
Status: Offline
Phẩm Thứ Ba

Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên

Lúc đó, Ðức Phật Mẫu Ma Da Phu Nhân cung kính chắp tay hỏi Bồ Tát Ðịa Tạng rằng: "Thánh Giả! Chúng sanh trong cõi Diêm Phù tạo nghiệp sai khác, cảm thọ sự báo ứng như thế nào?"

Ngài Ðịa Tạng đáp rằng: "Trong ngàn muôn thế giới cho đến các quốc độ, nơi có địa ngục hoặc không địa ngục, nơi có người nữ hoặc không người nữ, nơi có Phật Pháp hoặc không Phật Pháp, cho đến cả Thanh Văn và Bích Chi Phật cũng đều như thế, chứ chẳng phải riêng tội báo nơi địa ngục thôi đâu!"

Ma Da Phu Nhân lại bạch cùng Bồ Tát rằng: "Nay tôi muốn nghe về tội báo trong cõi Diêm Phù chiêu cảm lấy ác đạo."

Ngài Ðịa Tạng đáp rằng: "Thánh Mẫu! Mong Ngài lắng nghe nhận lấy, tôi sẽ lược nói việc đó."

Phật Mẫu bạch rằng: "Xin Thánh Giả nói cho."

Bấy giờ Ðịa Tạng Bồ Tát nói với Thánh Mẫu rằng: "Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam Diêm Phù Ðề là như vầy:

Như có chúng sanh chẳng hiếu thảo với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ, kẻ đó phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

Nếu có chúng sanh nào làm thân Phật chảy máu, hủy báng Tam Bảo, chẳng kính tôn kinh, kẻ đó cũng phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

Nếu có chúng sanh xâm tổn của Thường Trụ, làm nhơ nhuốc Tăng Ni, hoặc tứ tình hành dâm trong chốn Già Lam, hoặc giết hoặc hại; hạng người như thế phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

Nếu có chúng sanh giả làm Sa Môn mà tâm chẳng phải Sa Môn, phá hoại, lạm dụng của Thường Trụ, gạt gẫm hàng bạch y, trái phạm Giới Luật, tạo vô số tội ác; hạng người như thế phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

Nếu có chúng sanh trộm cắp tài vật, lúa gạo, đồ ăn thức uống, y phục của Thường Trụ, cho đến không cho mà lấy một vật; kẻ đó phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được."


Ngài Ðịa Tạng thưa rằng:"Thánh Mẫu! Nếu có chúng sanh nào phạm những tội như thế, thì kẻ đó phải đọa vào Ngũ Vô Gián địa ngục, cầu tạm ngừng sự đau khổ trong chừng một niệm cũng không được."

Ma Da Phu Nhân lại bạch cùng Bồ Tát Ðịa Tạng: "Thế nào gọi là địa ngục Vô Gián?"

Ngài Ðịa Tạng thưa rằng: "Thánh Mẫu! Tất cả địa ngục đều ở trong núi Ðại Thiết Vi. Ðịa ngục lớn có mười tám chỗ; thứ kế có năm trăm chỗ, danh hiệu đều khác nhau; thứ kế nữa lại có đến ngàn trăm, danh hiệu cũng đều khác nhau.

Ngục Vô Gián có ngục thành giáp vòng hơn tám vạn dặm; thành đó thuần bằng sắt, cao một vạn dặm; trên thành có lửa tụ, không chỗ nào hở trống. Trong ngục thành đó, các nhà ngục nối tiếp nhau, danh hiệu đều sai khác.

Chỉ có một ngục tên là Vô Gián. Ngục này chu vi một vạn tám ngàn dặm; tường ngục cao một ngàn dặm, toàn bằng sắt và có lửa cháy suốt trên suốt dưới. Trên tường ngục có rắn sắt, chó sắt phun lửa đuổi nhau chạy bên này sang bên kia.

Trong ngục có giường rộng khắp muôn dặm; một người thọ tội thì tự thấy thân mình nằm chật cả giường, ngàn muôn người thọ tội thì mỗi người cũng đều tự thấy thân mình đầy chật cả giường. Ðó là do các nghiệp chiêu cảm mà gặt lấy quả báo như thế.

Lại nữa, các tội nhân còn phải chịu đủ sự khổ sở; như có cả ngàn trăm Dạ-xoa cùng các ác quỷ, răng nanh như đao kiếm, mắt như ánh điện chớp, tay có móng đồng, lôi kéo người tội.

Lại có quỷ Dạ-xoa cầm cây kích sắt lớn đâm vào mình người tội, hoặc đâm trúng miệng mũi, hoặc đâm trúng bụng lưng, rồi hất tung lên trên không và hứng lấy, hoặc để lại trên giường.

Lại có chim ưng bằng sắt mổ ăn mắt người tội.

Lại có rắn sắt quấn cổ người tội.

( còn tiếp )
 
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Tâm linh » Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: