MENU
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Tâm linh » ĐẠo LÝ GÓp NhẶt ĐÓ ĐÂy
ĐẠo LÝ GÓp NhẶt ĐÓ ĐÂy
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:40 PM | Message # 31
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
NHÂN TÍNH TRONG THIÊN CHÚA GIÁO

Trong vũ trụ vạn vật thuộc loài thụ tạo, chỉ có con người là đặc biệt, vì có thể “tự-ý-thức” về chính mình, nghĩa là vừa làm chủ thể (subject) đứng ra học hỏi, vừa là đối tượng (object) của việc tìm hiểu về mình, vì chính ta lại tự đặt ra những thắc mắc về ta, vì chỉ có nguời mới học hỏi về đời sống con người. Khi nghiên cứu các khoa học khác, thì phân biệt giữa ta là người hiểu biết và sự vật là đối tượng để ta tìm hiểu một cách khách quan. Nhưng khi suy nghĩ về chính mình thì khác, vì ta không thể tách khỏi mình, rồi tìm một “vị trí” đứng từ đàng xa, để nhìn lại rõ ràng chính mình, như một đối tượng khách quan. Do đó, những giải đáp luôn thiếu sót, không tương xứng. Những vấn nạn mới về con người luôn được đặt ra, và cần những giải đáp mới.

Theo lịch sử, đã có nhiều lý thuyết, triết học nghiên cứu về con người, như đã trình bày ở đoạn trên, nhưng gần đây, nhờ các khoa học vật lý, nhân văn, xã hội, nên khoa Nhân Loại Học (Anthropology) đã phát triển thành hệ thống. Như tựa vào khoa học tự nhiên, C. Darwin cho rằng đời sống con người, về sinh lý, cũng giống như mọi sinh vật khác do luật tiến hóa và thích ứng vào môi sinh, chi phối. S. Freud tựa vào khoa tâm lý, cho rằng con người không phải chỉ biết (intellect), rồi quyết định làm điều mình muốn (Will), nhưng chính lực lượng “Tiềm Thức” (Unconscious drives) ảnh hưởng, điều khiển. K. Marx tựa vào khoa xã hội, chủ trương xã hội, đời sống tập thể đào tạo nên đời sống con người. Ngoài ra, khoa học nhân văn, văn chương và triết thuyết như Hiện Sinh, Hiện Tượng Luận... đều có chung điểm tương đồng: nhấn mạnh đến con người là một chủ thể có tự do, chịu trách nhiệm về đời sống riêng, cá biệt, luôn thay đổi, biến chuyển, thực tiễn, chống lại cái gì bất biến, trừu tượng, phổ quát, khách quan.

Trong bối cảnh lịch sử đó, Thiên Chúa Giáo đã xây dựng khoa Thần Học về Nhân Loại Học (theological anthropology), để tìm cách giải đáp những câu hỏi căn bản về đời sống con người như: Con Người là Ai? Tại sao Sống? Tại sao biết mình phải Chết? Chết là hết, hay còn gì nữa? Tại sao có sự Ác, Đau Khổ? Đời sống con người có Giá Trị gì không? Nếu ta công nhận: “Đời Đáng Sống”, thì tất nhiên, ta cũng phải thừa nhận, xác tín về những vấn đề căn bản làm nền tảng cho đời sống như: Hiện Hữu của Thiên Chúa, vì ngay khi ta ý thức về ta, ta đã cảm nghiệm rằng: mọi sự ta có như ý thức, trí khôn, thân xác, đều do Thiên Chúa đã ban cho, đã phú bẩm cho ta. Do đó, vấn đề "ta" và "Chúa" tuy khác biệt, nhưng liên quan với nhau như hai mặt của một đồng tiền. Chính Thiên Chúa là Nguyên Lý cho đời sống con người. Nguyên Lý Nền Tảng đó đã hiển hiện một cách cụ thể, lịch sử, nơi Nhân Vị của Đấng Thiên Sai, Chúa Cứu Thế, để cứu nhân độ thế, giải phóng nhân loại khỏi vòng cương tỏa của tội ác, chỉ giáo cho con người những nguyên tắc về Luân Lý để sống thánh thiện, đạt được Hạnh Phúc và Trường Sinh Bất Tử.

LM CG

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:42 PM | Message # 32
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Giới thiệu Trung Bộ Kinh
Hòa thượng Thích Minh Châu

1. Lời Nói Ðầu
(trong bản in lần thứ nhất năm 1973)

Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập : tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.

Sau khi dịch xong Kinh Trường Bộ (Digha Nikàya), Vu Lan 2516 (23-8-1972), tôi dịch tiếp Kinh Trung Bộ.

Tôi dựa theo nguyên bản Pàli của Hội Pàli Text Society để phiên dịch và dùng ba bản dịch làm tài liệu. Tài liệu thứ nhất là những ghi chú bằng tiếng Anh và chữ Hán, tôi đã tự mình ghi vào bản Pàli, từng chữ, từng hàng, từng trang một, khi tôi theo học bản Pàli này, từ năm 1952 đến năm 1955 tại Hội Dharmaduta Vidhyalaya ở Colombo, Tích Lan, do Ngài Pannananda diễn giảng. Bản tài liệu thứ hai là bản dịch "The Middle Length Sayings" của Cô L. B. Horner, hội Pàli Text Society, một công trình dịch thuật rất chu toàn; và bản thứ ba là bản dịch ra tiếng Nhật của bộ Nam truyền Ðại Tạng Kinh. Thỉnh thoảng tôi tham khảo các bản kinh Hán Tạng tương đương nếu thấy cần thiết.

Vấn đề tìm được Hán tự tương đương với chữ Pàli, thật là một vấn đề nan giải. Như biết Pancak Khandha là năm uẩn, Rùpa là Sắc, Vedanà là Thọ, Sannà là Tưởng, Sankhàrà là Hành và Vinnàna là Thức, thời dịch vừa gọn, vừa nhanh. Nhưng nếu gặp những danh từ chưa có chữ Hán tương đương là cả một vấn đề thật khó khăn và nan giải.

Các bài Kinh chữ Hán tương đương trong bộ Trung A Hàm không giúp đỡ được nhiều. Ngài Sanghadeva (Tăng Già Ðề Bà) dịch Trung A Hàm vào năm 398 sau kỷ nguyên, nên nhiều danh từ Ngài dùng không được các dịch giả về sau như Ngài Huyền Trang chấp nhận. Như Vedana, Ngài Sanghadeva dịch là Giác, về sau dịch là Thọ; Savitakka, Savicara, Ngài dịch là Hữu giác, Hữu quán, về sau dịch là Hữu tầm, Hữu tứ; Phassa Ngài dịch là Cánh Lạc, về sau dịch là Xúc. Cho nên, bản Hán Tạng nhiều khi tối nghĩa và dễ phát sinh hiểu lầm, nếu chúng ta không có bản Pàli tương đương.

Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Ðộ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Ðạo Phật là Ðạo đến để mà thấy chớ không phải Ðạo đến để nhờ người thấy hộ, Ðạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Ðạo của người nhắm mắt; Ðạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Ðạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.

Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổn sư chúng ta.

Tỷ kheo Thích Minh Châu
Ðại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973

2. Lời Giới Thiệu
(trong bản in năm 1986)

Chúng tôi cho in lần thứ hai Kinh Trung Bộ Tập I, II, và III, với những mục đích chính như sau :

Chúng tôi in Kinh Trung Bộ từ năm 1973 đến năm 1975, được phiên dịch trong khoảng 1970 đến 1975 nên bản dịch có nhiều thiếu sót. Trước hết một số danh từ như Adassan trước dịch là "không hiểu rõ", nay dịch lại là "không được thấy"; Sanjànàti trước dịch là "chấp nhận", nay dịch là "tưởng tri"; Parijànàti trước dịch là "hiểu rõ", nay dịch là "liễu tri"; Abhijànàti, trước dịch là "biết rõ", nay dịch lại là "thắng tri"; Pajànàti, trước dịch là "hiểu rõ", nay dịch lại là "Tuệ tri".

Một danh từ nữa cũng hay dùng sai, có thể gây hiểu lầm như chữ Kàmaguna, Hán dịch là "Dục công đức", mà công đức thường có nghĩa tốt lành, trong khi nghĩa chữ guna là làm "tăng trưởng lòng dục". Nên chúng tôi dịch là "Dục tăng trưởng". Danh từ dịch sai khá nhiều, nên bản in lần này dịch lại cho đúng hơn. Một sự cố gắng nữa của chúng tôi là Việt hóa một số danh từ để gần với bản sắc dân tộc hơn. Như trước dịch Trung Bộ Kinh, nay sửa lại Kinh Trung Bộ. Trước dịch kinh "Nhứt thiết lậu học", nay sửa lại kinh "Tất cả lậu hoặc". Trước dịch kinh "Bố dụ" nay đổi lại kinh "Ví dụ tấm vải". Trước dịch là "Ngưu giác lâm tiểu kinh" nay dịch lại "Tiểu kinh Rừng sừng bò".

Còn đối với danh từ Pàli về tên người, tên địa danh, chúng tôi chưa tìm ra được một công thức thích hợp, nên nay chúng tôi thả lỏng vấn đề này. Ví dụ, chữ Sàvatthi, chữ Hán là Xá Vệ, dịch âm phải là Xa-vat-thi, chúng tôi chưa theo lối dịch âm được, vì cách đọc chữ Pàli có nhiều điểm giống như tiếng Việt, nên nhiều khi chúng tôi giữ tiếng Pàli. Chữ Sàriputta, theo hán dịch là Xá-lợi-Phất, theo dịch âm phải là Xa-ri-put-ta, nhưng chúng tôi vẫn giữ Sàriputta. Còn theo Hán dịch thời quá xa với nguyên bản Pàli hay Sanskrit, chỉ ai quen với chữ Hán Tạng thời đọc và hiểu được. Ðây chưa nói đến một số danh từ thuật ngữ chuyên môn, nhất là dùng để diễn tả tiến trình đưa đến chứng quả Niết bàn, hoặc không tìm được, hoặc chưa tìm được danh từ thuật ngữ chuyên môn bên Hán Tạng, thành thử một số thuật ngữ chỉ được sử dụng tạm thời, chờ đợi sự gạn lọc của thời gian hay sự bổ khuyết của chư học giả mười phương, mới có khả năng giải quyết vấn đề nan giải này.

Gần chúng ta hơn, Kinh Trung Bộ này đã nằm trong chương trình học của Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, và Tăng Ni Sinh cần có Kinh sách để học hỏi nghiên cứu, cho nên cho in lại Kinh Trung Bộ là đáp ứng nhu cầu cấp bách này. Ngoài ra Kinh Trung Bộ đang được nhiều nhà học giả, nhiều Phật tử nghiên cứu và tìm hiểu, vì chúng ta có thể nói Kinh Trung Bộ không những là cốt lõi trong Kinh Tạng Pàli mà còn diễn đạt rất súc tích và đầy đủ những định nghĩa căn bản các danh từ đạo Phật và còn diễn đạt rất phong phú và đa dạng những pháp môn tu tập đưa đến Niết bàn. Chưa học Kinh Trung Bộ là chưa nắm được tinh hoa của Ðạo Phật nguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung Bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên môn trong đạo Phật mà Ðức Phật đã dày công định nghĩa, mỗi khi Ngài thuyết giảng giáo lý của Ngài.

Chúng tôi chỉ có thể nói một cách vắn tắt là Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Ðịnh, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Còn Kinh Trường Bộ đặt nặng phần lịch sử, có tánh cách đối ngoại đối với Bà La Môn, du sĩ ngoại đạo, Kỳ na giáo... Tăng Chi Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý theo pháp số từ số 1 đến số 11. Tương Ưng Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý theo đề tài. Còn đọc Kinh Trung Bộ chúng ta đi sâu vào phần giáo lý và phần hành trì, đặt nặng về những phản ứng tâm lý tế nhị của người tu hành khi đạt đến những quả vị tối cao.

Công trình phiên dịch của tôi, một mặt đáp ứng sở nguyện xuất dương tu học của tôi, một mặt xây dựng những tài liệu nghiên cứu đạo Phật cho các Học giả và Phật tử Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên trong trách nhiệm hiện tại của tôi, sự phiên dịch đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều dụng công kiên trì và liên tục, nhưng chúng tôi đã được tưởng thưởng xứng đáng, khi được tận hưởng những Pháp Lạc do Chánh Pháp đem lại trong khi phiên dịch. Pháp Lạc này ẩn chứa trong từng chữ từng câu, tiềm tàng trong từng câu văn giọng nói, và chính Pháp Lạc đã nuôi dưỡng và khích lệ chúng tôi rất nhiều trong công tác phiên dịch này.

Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy. Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch.

Có người than kinh Pàli quá dài và có nhiều đoạn trùng điệp. Khi dịch Kinh, bao giờ tôi cũng phải kính trọng nguyên bản, và vì vậy chúng tôi không có thể tự ý lược bỏ những đoạn trùng điệp, dầu rằng nguyên bản Pàli chúng tôi phiên dịch cũng đã lược bỏ khá nhiều. Ðiều chúng ta nên nhớ là phần lớn Kinh điển được kiết tập trong các Ðại hội Kiết tập và đều do chư Tăng tụng đọc lại những đoạn các vị ấy đã ghi nhớ, và lẽ dĩ nhiên khi tụng đọc không bao giờ có chuyện lược bỏ. Lại nữa đức Phật trong khi đi truyền giáo, mỗi Kinh đều được giảng trọn vẹn trong mỗi hoàn cảnh đặc biệt và chư Tăng ghi nhớ lại không bao giờ dám lược bỏ các đoạn đã được nghe. Do đó, có nhiều đoạn trùng điệp, khó lòng lược bỏ cho được. Dầu thế nào, các đoạn trùng điệp vẫn có sự tác dụng cho người đọc, vì không gì tốt đẹp hơn là được nhắc đi nhắc lại nhiều lần những giáo lý quan trọng và những pháp tu căn bản.

Chúng tôi nay chỉ chú trọng phiên dịch, và mong dịch cho được chu toàn và đầy đủ, để làm tài liệu nghiên cứu và tu học cho các Phật tử và Học giả, chưa có một nhận xét, phê bình, so sánh đối chiếu gì. Mỗi bộ Kinh được dịch xong là những nguồn tài liệu văn hóa hết sức phong phú và quý giá cho các Học giả và các Phật tử, và hiện tại sự cố gắng duy nhất của chúng tôi là cung cấp những tài liệu văn hóa ấy.

Cho nên, với 5 bộ Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Tăng Chi, Kinh Tương Ưng, Kinh Tiểu Bộ, chúng tôi nghĩ là giới thiệu được những tài liệu khá chính xác và đầy đủ để các nhà Học giả, Tăng Ni Phật tử, Sinh viên đi sâu được vào những Giáo lý và Giáo pháp căn bản, thật sự là nguyên thủy của Ðạo Phật.

Sài Gòn, ngày 8 tháng 11 năm 1986
Tỷ kheo Thích Minh Châu
Thiền viện Vạn Hạnh

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:42 PM | Message # 33
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Hội thảo Liên Tôn
kêu gọi các tôn giáo hiệp nhất
tại Ấn Ðộ

Ấn Ðộ (New Delhi) - Các tham dự viên tại một cuộc hội thảo Liên Tôn quốc gia đã lên tiếng kêu gọi tất cả các tôn giáo ở Ấn Ðộ tránh bớt sự chia rẽ và hãy cùng nhau hiệp nhất người dân trong nước để xây dựng một Ấn Ðộ tốt đẹp hơn.

Khóa hội thảo diễn ra tại thủ đô New Delhi ngày 30/03/99 vừa qua, với sự tham dự của khoảng 400 nhà lãnh đạo tôn giáo và trí thức, thuộc Kitô giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo, đạo Sikh và đạo Bà Hai. Trong diễn văn khai mạc, ông Sangma, cựu chủ tịch quốc hội Ấn Ðộ đã bày tỏ cảm nghĩ rằng Ấn Ðộ ngày nay đang đứng trước ngã tư đường, và các thế lực đàn áp đang đe doạ tới nền an ninh và sự hiệp nhất của quốc gia. Ông Sangma là một tín hữu Công Giáo người sắc tộc và là thành viên của đảng Quốc Ðại, đối lập với đảng Ấn Giáo đương cầm quyền. Theo ông, tôn giáo vẫn luôn giữ vai trò là nguồn hy vọng của những người nghèo, những người vẫn luôn là nạn nhân và bị phản bội. Tại cuộc hội thảo, các tham dự viên đã bàn về các đề tài liên quan tới tôn giáo và việc xây dựng đất nước, đứng trước chủ nghĩa tôn giáo cực đoan đang bành trướng tại Ấn Ðộ.

Ðức Cha Karam Masih, thuộc giáo hội miền Bắc Ấn cho rằng, tôn giáo, thay vì kết hiệp mọi người, nay lại trở thành nguồn gốc phát sinh sự chia rẽ, tranh cãi, kỳ thị và hiểu lầm nhau. Trong khi một lãnh tụ Hồi Giáo đã nêu ra gương của Chúa Giêsu khi ông nói rằng các tôn giáo phải thực hiện lời dạy của Ðức Giêsu, đó là giúp cho mọi người biết yêu thương nhau, ngay cả yêu thương kẻ thù của mình. Về phần mình, vị chủ bút của tờ "Tiếng Nói của Người Cùng Ðinh" đã bày tỏ sự hối tiếc rằng buổi hội thảo đã không tìm ra ai là thủ phạm của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan tại Ấn Ðộ. Ông Bhagwan Dan, một nhà trí thức Ấn Giáo thì cho rằng, tôn giáo đang trở thành kẻ thù của sự bình quyên, tự do và tình huynh đệ, và đã đến lúc để tôn giáo thực thi vai trò tiên tri của mình để phục hồi những giá trị này.

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:43 PM | Message # 34
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Tình Ái

Tình Ái là điều quan trọng bậc nhất, nơi Thiên Chúa, Nguyên Lý Tuyệt Đối, cũng như trong trong vũ trụ càn khôn, và trong cõi nhân sinh, triết lý, văn học, văn minh, nghệ thuật, v.v. Thật vậy, Thánh Gioan đã định nghĩa bản thể của Thiên Chúa là: “Thiên Chúa là Yêu Thương” (Thư I Gioan 4:8). Ta thử tưởng tượng... hết mọi trái tim con người đều ra “chai đá”, hoặc thử xóa bỏ mọi lời nói, mọi chữ “Yêu Thương” trong đời sống xã hội, trong văn chương, nghệ thuật…, ta sẽ cảm thấy vũ trụ này trở thành “băng giá”, lạnh lùng, không thể sống nổi! Nhưng khi suy nghĩ về yếu tính của Yêu Thương, ta liền nhận thấy: ngôn ngữ của nhân loại, của các nước trên thế giới này thiếu danh từ để có thể diễn tả mọi cấp bậc, mọi sắc thái, mọi khía cạnh của Tình Ái. Ta dùng cũng một chữ Yêu, Thương, để nói: Thiên Chúa Yêu Thương loài người; cha mẹ Yêu Thương con cái; cặp tình nhân Yêu nhau; hai con chó Thương nhau! v.v. Nhưng Tình Ái giữa Ba Ngôi Vị Thiên Chúa, Tình Ái của Thiên Chúa đối với nhân loại, thì vô cùng khác biệt với Lòng Yêu Thương của cha mẹ đối với con cái. Vả lại, Tình phụ-mẫu cũng khác tình yêu giữa trai-gái, giữa vợ-chồng. Hơn thế nữa, ý nghĩa của chữ Tình Ái của nhân loại khác xa với ý nghĩa của sự yêu thương giữa loài cầm thú.

Vì ngôn ngữ nhân loại quá nghèo nàn khi cần phân biệt các sắc thái của Yêu Thương, nên danh từ này trở nên hàm hồ, hiểu lầm, lường gạt, lẫn lộn, đã gây đau khổ cho nhiều người. Chẳng hạn, khi một "chàng Sở Khanh" nhỏ nhẹ nói với một "nàng Kiều ngây thơ": Anh yêu em! Có thể nàng rất hí hửng, và tin như vậy! Nhưng khi em gặp “tai nạn”, thì chàng đã cao bay xa chạy rồi, để mặc em một mình mang bầu “tâm sự”, đau khổ! Như vậy, thử hỏi: Anh yêu em, hay Anh yêu anh? Nếu “Anh yêu em” thật, thì phải lo tìm hạnh phúc cho em như chia sẻ, an ủi, khi em gặp khó khăn. Nhưng,“Anh yêu anh”, vì anh đã đánh lừa được em: khi anh đã tìm thỏa mãn nhục dục rồi, thì vứt bỏ em đi như đồ phế thải! Vì ý nghĩa mập mờ, lường gạt của chữ Yêu Thương, nên các triết gia đã phân biệt ra làm hai loại Tình Ái: một là “Tình Ái vị kỉ” (Eros, Erotic là dâm dục=ham muốn vô độ), hai là “Tình Ái vị tha” (Agape). Tình Ái vị kỉ là chỉ nhằm thỏa mãn khoái lạc, dục vọng của mình, coi người khác là một đồ vật để lợi dụng. Trái lại, Tình Ái vị tha là tìm hạnh phúc của người mình yêu! Có khi hy sinh mạng sống, sức khoẻ, thời giờ, tiền bạc, miễn là người mình yêu mến được an vui, như trường hợp cha mẹ ân cần, lo lắng, một cách vô vị lợi cho con cái!

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:46 PM | Message # 35
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
LÃO GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO NHÂN

Trong khi Nho giáo chủ trương “nhập thế”, thì Lão giáo lại chủ trương “xuất thế”. Do đó, Lão tử, Dương Chu, Trang tử, và các mộn đệ (đạo gia) công kích đạo Nhân, và Ngũ Luân, Ngũ Thường của Nho gia. Theo trào lưu triết học Trung Hoa, thì các đạo gia chủ trì một lối sống huyền bí noi theo sự vận hành của Nguyên Lý Siêu Việt của vũ trụ, mà họ “tạm” gọi là ĐẠO. Bởi vậy, lý tưởng thần bí của một đạo gia là cố gắng sống hòa hợp, hợp nhất với “Đạo”! Vì Đạo là Nguyên Uỷ phát sinh vạn vật, nên hợp nhất với Đạo là kết hợp với mọi người, mọi vật trong trời đất. (113).

1. “Xuất Thế”: Nếp Sống Phóng Khoáng Tự Do

Các đạo gia suy tư và chiêm niệm về Đạo của Trời Đất, và thấy Đạo lúc nào cũng giữ một mực TRUNG- HÒA, nghĩa là không thái quá, không bất cập. Đạo luôn vận hành một cách cân đối và quân bình. Vì muốn “hợp nhất với Đạo”, và thụ hưởng tự do cá nhân, và phóng khoáng, không bị ràng buộc vào bất cứ một thể chế luật lệ nào do xã hội đặt ra, nên các đạo gia đã tự tạo cho mình một nếp sống ẩn dật, xa lánh nơi phồn hoa đô thị náo nhiệt.

Về phương diện thể xác, các đạo gia đã tìm cách bảo vệ sức khoẻ, dinh dưỡng theo thiên nhiên để được khoẻ mạnh sống lâu. Việc tìm kiếm các vị thuốc bổ, các thảo mộc, luyện các loại kim, là những phát minh đầu tiên của nền khoa học vật lý và y khoa của Trung Quốc. Về phương diên Tu Thân, các đạo gia cố gắng rập theo khuôn mẫu của sự vận hành của Nguyên Lý Đạo, lúc nào cũng Quân Bình, Trung Hòa. Những đức tính như: vô vi, hồn nhiên, giản dị, đơn sơ, chất phác, khiêm nhu, thanh bần, tiết dục, quả dục…, rất được các đạo gia công phu tu luyện.

VÔ VI, không có nghĩa là làm biếng, không làm gì hết, nhưng là làm vừa phải, đúng mức, vì làm quá, sẽ có hại! VÔ VI, cũng có nghĩa là làm một cách tự nhiên, vui vẻ, không bị ép buộc, miễn cưỡng. Các đạo gia ca tụng đời sống của con trẻ, vì chúng đơn sơ, hồn nhiên, chất phác, không kiểu cách giả tạo.

KHIÊM NHU, là đức tính cao quí nhất vì hợp với đường lối Trung Hòa, quân bình của Đạo. Do đó, KIÊU NGẠO là tội ác lớn nhất, vì là thái độ cực đoan, thiếu quân bình, thiếu điều hòa.

THANH BẦN, là tâm hồn trống rỗng, thảnh thơi, không bị dục vọng quấy động. Vì không ham tiền bạc, danh vọng, chức quyền, nên các đạo gia hành động một cách vô vị lợi. Lão Tử chủ trương: người ta phải biết kiềm chế dục vọng, vì tìm cách thỏa mãn lòng ham muốn, khiến con người càng bận tâm lo âu. Ham hiểu biết nhiều, thì ra công tìm kiếm, không bao giờ cảm thấy thỏa trí được. Do đó, càng đặt ra các luật lệ, thì càng làm cho con người mất tự do, cuộc đời thiếu tự nhiên, và thêm phiền toái.

Để tâm trí hoàn toàn trống rỗng, thanh thản, các đạo gia đề xướng ra phép tu thân, gọi là “Tọa Vong”, và “Tâm Trai”. Tọa vong là ngồi suy niệm để tâm tâm trí quên hết mọi sự mọi vật mọi người ở trên đời và ngay ở trong tâm trí mình. “Tâm trai” (chay lòng) là để lòng “chay tịnh”, không còn vương vấn gì cả. Do đó, tâm thần hoàn toàn trống không, thanh tịnh, không còn phân biệt cái “tôi” và cái “không-phải-tôi”, nghĩa là vượt lên mọi tốt-xấu, đẹp-không đẹp... Đấy chỉ là những cặp tương đối, không phải là sự thật Tuyệt Đối. Sự Thật Siêu Việt, chính là sự hợp nhất với Đạo, vì mọi vật, mọi loài, dầu khác nhau, nhưng đều bởi Đạo mà sinh ra, và đều hợp nhất với nhau.

2. Công Kích Ngũ Thường, Đạo Nhân Của Nho Giáo

Vì chủ trương một đường lối Tu Thân đặc biệt, là hoàn toàn tự do, và “xuất thế”, nên các đạo gia đã chống lại cách tu thân của nho gia, đặt nền tảng trên Ngũ Thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín(114).

Người có cuộc sống cao siêu, hợp nhất với “ĐẠO” và “ĐỨC” của Trời Đất thì vượt ra ngoài vòng Tương Đối như phân biệt: Thiện-Ác, Đẹp -Xấu, v.v. Lão Tử viết: “Nếu thiên hạ đều biết là đẹp, ấy là có xấu. Thiên hạ biết thiện là thiện, ấy là có bất thiện (ch.2). Vì vậy, Lão Tử khinh bỉ Ngũ Thường của nho gia, và Đạo Nhân. Theo Lão Tử, những đức tính ấy chỉ là suy đồi của “Đạo”và “Đức”. Lão Tử viết: Mất Đạo mới có Đức. Mất Đức mới có Nhân. Mất Nhân mới có Nghĩa. Mất Nghĩa mới có Lễ. Lễ là suy đồi của Trung Tín, bước đầu của rối loạn (Ch.38). (115).

Đôi khi các đạo gia đã cắt nghĩa những lời giảng dạy của Khổng Tử theo quan điểm thần bí của họ. Chẳng hạn, Trang Tử đã tưởng tượng ra một cuộc “đối thoại giả tưởng” giữa Đức Khổng và đệ tử thân tín của Ngài là Nhan Hồi. Một hôm, Nhan Hồi thưa với Đức Khổng rằng: “ Hồi đã tiến” (về mặt tu thân). Đức Khổng hỏi lại: “Thế nghĩa là gì?” Hồi trả lời: “Hồi quên Nhân Nghĩa”. Đức Khổng nói tiếp: “Khá đấy, nhưng còn chưa đủ”. Ngày khác, Nhan Hồi lại đến gặp Đức Khổng và thưa: “Hồi đã tiến”. Đức Khổng hỏi lại: “Thế nghĩa là gì? Hồi thưa: “Hồi quên Lễ Nhạc”. Đức Khổng nói: “Khá đấy, nhưng còn chưa đủ”.

Một ngày khác nữa, Nhan Hồi lại đến gặp Đức Khổng và thưa: “Hồi đã tiến”. Đức Khổng hỏi: “Thế nghĩa là gì? Hồi thưa: “Hồi ngồi quên”. Đức Khổng biến sắc mặt, hỏi: “Thế nào là ngồi quên?” Nhan Hồi thưa: “Chi thể bất động, tâm trí lu mờ, buông thân thể, cất thông minh. Trở nên hợp nhất với Vô Biên. Đó là “ngồi quên””. Đức Khổng nói: “Trở nên một với Vô Biên (Thái Cực, Đạo), nên không còn thích hay không-thích. Trở thành một với “Đại Thông” (Biến Hóa), nên chỉ thuận theo sự biến dịch, vận chuyển của vũ trụ. Nếu đã thực hiện được những điều đó, Khâu (tên tục Đức Khổng) đây, cũng xin theo gót”(116).

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:48 PM | Message # 36
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
--------------------------------------------------------------------------------

TOÁT LƯỢC MẤY ĐẶC ĐIỂM

1. Đối với Nho Giáo, việc Tu Thân rất quan trọng. Trong việc Tu Đức, cần tuân giữ Ngũ Thường, là năm đức hạnh luân lý tự nhiên: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

2. Trong Ngũ Thường, thì “NHÂN”, tức Đạo Nhân là đứng đầu, và là nguồn gốc sinh ra các đức tính khác.

3. “NHÂN”, là Nhân Ái, là Yêu Người. Đức Nhân làm nên bản tính của con người. Do đó, ăn ở “bất nhân”, là độc ác, là trái với bản tính tự nhiên của loài người. Đức Nhân làm nên mối liên hệ, tương quan giữa người với người. Do đó, lấy “lòng mình” mà đo “lòng người”: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân(117).

4. Theo nghĩa triết lý, siêu hình của phái Tâm Học và Lý Học, thì “Nhân” là “Đức” của Trời Đất tràn lan khắp vũ trụ. “Nhân” là sự Sống, là Tình Thương, là “Lý”, là “Thái Cực” của vũ trụ. Nhờ “Nhân” mà con người có thể phối kết với Trời: “Thiên Nhân Hợp Nhất”. Theo Vương Dương Minh, nhờ “Thân Dân”, tức lòng Nhân Ái, mà làm cho “Minh Đức”, tức Luơng Tâm được sáng chói, không bị tình tư dục làm mờ ám đi(118).

5. Mặc Tử chủ trương “KIÊM ÁI”, nghĩa là yêu thương hết mọi người như nhau và hoàn toàn bằng nhau, không phân biệt gần xa, thân sơ, người trong gia đình, họ hàng hay người ngoài. Trái lại, theo Nho gia, đặc biệt theo Mạnh Tử, thì tình yêu thương có thứ bậc, nghĩa là yêu nguời trong nhà trước yêu người ngoài. Đó là sự tự nhiên, theo bản tính con người, nên không có gì sai quấy, đáng trách cả.

6. Lão Giáo hay Đạo Giáo chủ trương “xuất thế”, cá nhân hoàn toàn tự do không bị ràng buộc bởi bất cứ lề luật luân lý hay luật lệ. Do đó, các đạo gia chống lại Lễ Giáo, Ngũ Thường của Nho giáo, mà họ cho là “nhân tạo”, không do thiên nhiên. Lão giáo thích trở về đời sống tự nhiên và thoát tục để chiêm niệm Nguyên Lý của vũ trụ, gọi là “Đạo”. Các đạo gia thích tu luyện những đức tính như: Trung Hòa, Quân Bình, Khiêm Nhu, Thanh Bần, Đơn Sơ, Vô Vi, Tiết Dục, v.v. (119).

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:49 PM | Message # 37
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
TỪ BI TRONG PHẬT GIÁO


Chủ đích của Đức Thích Ca Mâu Ni là tìm một con đường giải thoát cho nhân loại đang trầm luân trong bể khổ, ở đời sống hiện tại. Vì thế, khi còn sinh thời, Ngài thường sánh ví mình như một lương y, tìm cách cấp cứu một bệnh nhân đang đau đớn, quần quại rên la. Ngài không muốn suy luận xa xôi, nhưng tìm ngay phương thế thực tiễn, tìm thuốc hiệu nghiệm, để cứu bệnh nhân trong cuộc sống hiện tại. Do đó, nền tu đức của Phật giáo xây trên kinh nghiệm sống hiện tại, mang tính chất thực tiễn, không suy luận trừu tượng. Điều mà mọi người thấy trước mắt là: Đời là Khổ. Cho nên, vấn đề cấp bách là làm sao diệt được Khổ! Đức Phật thích dùng ví dụ sau đây để giải nghĩa lập trường: Khi ta thấy một người bị trúng mũi tên độc vào cạnh suờn, thì phải tìm cách thức rút mũi tên ấy ra liền, không mất thời giờ suy luận dài dòng, hoặc tìm giải đáp những câu hỏi xa xôi như: ai làm ra mũi tên độc? ai đã bắn mũi tên ấy? mũi tên từ đâu tới? (120).

Sau đây, ta thử tìm hiểu một cách trung thực về mấy quan điểm như: Nền Luân Lý, và phuơng pháp Tu Hành của Phật Giáo là gì? Nhân đức Từ Bi là gì? Ai là Hiện Thân của đức Từ Bi? Thế nào là Tâm-Bình-Đẳng (Upekkha), “Bố Thí Ba-la-mật” là gì?

A. LUÂN LÝ VÀ TU ĐỨC CỦA PHẬT GIÁO

Luân Lý Phật Giáo dựa trên kinh nghiệm sống hiện tại, nên mang tính chất thực tiễn, và gần với luật luân lý tự nhiên của con người. Đã là người có Lương Tâm, Luơng Tri, ai lại chẳng động lòng thương xót trước những cảnh khổ đau, ai lại chẳng gớm ghét cảnh giết chóc, thù hận. Vì thế, “Ngũ Giới” trong Luân Lý Phật Giáo dễ được chấp nhận. Ngũ Giới được diễn giảng dưới hình thức tiêu cực, ngăn cấm như:

1. Cấm sát sinh: cấm giết hại người và vật cách vô cớ

2. Cấm đạo tặc: tham lam bất chính

3. Cấm tà dâm: chiếm đoạt tình yêu của kẻ khác

4. Cấm vọng ngữ: xuyên tạc, vu khống, dối tra'

5. Cấm tửu: những thứ kích thích loạn tâm, loạn trí(121).

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:50 PM | Message # 38
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Cũng phải tránh “tam độc”, là ba thứ thuốc độc làm ung thối bản tính tốt của con người. Ba thứ độc đó là: THAM, là lòng tham lam vô độ. SÂN, là sự thù ghét. SI, là ngu si dốt nát, đần độn. Trong thập nhị nhân duyên, tức mười hai duyên cớ nối nhau để phát sinh đau khổ, thì “SI”, tức ngu si, ngu muội, cũng gọi là “ngộ” (sai lầm), là Vô Minh, đứng đầu phát sinh mọi cơ duyên khác. Do đó, căn bản trong phương pháp tu hành của Phật giáo là “phá ngu”, hay “giác ngộ” (ngộ= hiểu biết), nghĩa là nhờ sự suy niệm lâu giờ, lâu ngày mà hiểu biết được cái chân tính, cái bản ngã thật (Chân Ngã) của con người (122).

Muốn được giác ngộ để tìm ra chân tính của mình, người phật tử cần cố công tự mình tu luyện, để tự cứu lấy mình, vì không ai ban ơn giáng phúc, hay cứu vớt thay mình được. Bởi đó, tôn chỉ trong việc tu thân, tu đức được các bậc thánh nhân La Hán (Arhat), thuộc phái Tiểu Thừa (Hina-yana) tuân theo là Tự Độ, Tự Giác: tự mình cứu độ lấy mình, tự mình hiểu biết chân tính để đem lại lợi ích cho mình! Ngày nay, trong các tu viện của phái Theravada (Tiểu Thừa), vẫn còn tập luyện theo cách tu “Tự Giác”. Các tu sĩ tuân theo kỷ luật rất khắc khe, khắc khổ, chuyên chú niệm kinh để diệt dục, mong tự thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo.

Trong cách tu hành tu đức của Phật Giáo, còn có phái Đại Thừa (Maha-yana) chủ trương: “Tự Giác nhi Giác Tha”: tự mình cứu độ lấy mình nhưng cũng phải cứu độ, giác ngộ người khác nữa! Làm ích cho mình chưa đủ, còn phải ra tay giúp đỡ kẻ khác. Bởi vậy, các thánh nhân trong giáo phái này gọi là Bồ Tát (Bodhisattva), sau khi đã được giác ngộ rồi, nhưng chưa nhập Niết Bàn, mà còn ở lại để “phổ độ chúng sinh”. Các vị Bồ Tát không muốn hưởng lợi ích riêng cho mình, nhưng còn muốn giúp ích cho đời nữa! Do đó, lý tưởng của các Bồ Tát là đạt tới sự thánh thiện toàn hảo bằng cách thực hành đức TỪ BI (Thí Xả)

Nên nhớ rằng: hai giáo phái Tiểu Thừa và Đại Thừa vẫn đồng một quan điểm với nhau về quan niệm Cứu Độ, nghĩa là: Tự Độ (Self-Salvation), tự mình cứu lấy mình, kể cả Đức Phật cũng không thể ban ơn gì cho mình được! Đức Phật và các vị LaHán, Bồ Tát chỉ có thể khuyên bảo, làm gương sáng cho mình bắt chước mà thôi! Nhưng phân biệt Tiểu Thừa, vì phái này chỉ chuyên lo về việc tu thân cho chính mình trong các tu viện, còn phái Đại Thừa, chẳng những “tự giác” cho mình, còn lo “giác tha”, tức giảng đạo cho người khác nữa!

B. ĐỨC TỪ BI LÀ GÌ?

Danh từ TỪ BI diễn tả hai ý niệm: một là Maitri, Maitrey (sanscrit) hay Metta (pali), nghĩa là lòng tốt, tử tế trong cách đối đãi với tha nhân; ý niệm thứ hai là Karuna, nghĩa là lòng thương xót, thương hại vì nhìn thấy sự đau khổ của nhân loại. Quan niệm Từ Bi còn bao hàm một nghĩa thứ ba nữa là Dana, nghĩa là bố thí, “thí xả”, giúp đỡ người đau khổ. Làm phước, Bố thí là kết quả của lòng Từ Bi mà ra(123).

Đức Từ Bi là một đức đứng đầu các đức tính khác, là nền tảng, và tinh hoa của Phật Giáo, dầu theo phái Tiểu Thừa hay Đại Thừa. Do đó, muốn trình bày cho thấu triệt ý niệm của Phật Giáo về “Đại Từ Bi, Năng Hỉ Xả”, thì cần có mối Hảo Tâm (metta=maitri), tức tình yêu thương đối với muôn loài muôn vật, nhân loại cũng như loài cầm thú. Lại cần có lòng thương xót, Trắc Ẩn (karuna) đối với những cảnh ngộ đau thương do luật Nhân-Quả gây ra, rồi lòng độ luợng ra tay giúp đỡ, bố thí (dana) thật sự. Ngoài ra, người phật tử còn phải thực hành đức thiện cảm, biết chia vui sẻ buồn với tha nhân (mudita), không giả hình, không ganh ty. Đức Từ Bi là một phương cách dẫn tới cứu độ, cho nên, theo tương truyền, trước khi nhập Niết Bàn, chính Đức Phật đã căn dặn, và truyền lệnh cho các đệ tử tuân giữ và thi hành (124).

C. CÁC VỊ THẦN HIỆN THÂN CỦA ĐỨC TỪ BI

Như đã nhận định ở trên, trong Chuơng nói về Cứu Độ, theo lịch sử Phật Giáo, Đức Phật Thích Ca, không tự nhận mình là vị thần thánh có quyền phép thi ơn giáng phúc, nhưng là vị “lương y” về tâm thần, đã tìm ra thần dược để chữa bịnh “Đau Khổ” cho nhân loại! Nhưng vì Ngài giầu lòng quảng đại từ bi, suốt đời muốn ra tay cứu độ chúng sinh, nên sau khi nhập diệt, các phật tử, đặc biệt trong giới bình dân, vì lòng ái mộ, đã tôn kính Ngài như một vị Thần, có quyền thế.

a. Phật ADIĐA (AMITABHA)


Phái “Tịnh Độ Tông” đã đáp ứng lại nguyện vọng của giới phật tử bình dân. Theo giáo phái này, cần niệm: “Nam Mô A-Di-Đà Phật” hoặc lẩm bẩm bằng môi, hoặc “lần tràng hạt” là có thể được Đức Phật, hiện thân của Đức Từ Bi, ban ơn giáng phúc cho. Những phật tử mộ đạo cũng thường chào nhau bằng câu vắn tắt như: “Mô Phật”, để tỏ lòng hợp nhất với nhau trong sự hộ phù của Phật A-Di-ĐÀ(125).

b. Quan Thế Âm Bồ Tát

Trên bàn thờ Phật tại các chùa ở Việt Nam, ta thấy tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng một bên, Đại Thế Chế Bồ Tát bên kia, và Đức Phật A-Di-Đà đứng ở giữa. Quan Thế Âm Bồ Tát được biểu tượng bằng chân dung của một phụ nữ, gọi tắt là “Phật Bà Quan Âm”. Vị Bồ Tát này, hiện thân cho Đức Từ Bi, đặc biệt ra tay cứu giúp các bà hiếm muộn. Phật Bà Quan Âm được mô tả đang chèo thuyền để đưa chúng sinh qua “bờ bên kia” (dịch chữ “đáo bỉ ngạn” = Ba-La-Mật = Paramita), mong được giải thoát và được hạnh phúc(126).

LM CG

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:52 PM | Message # 39
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Nhóm Thời Mới : New Age

Tôn giáo đã lạc hậu, cản bước tiến hóa con người, không còn hợp với thời mới vì cũng không chứng minh bằng thực nghiệm được, cần phải loại bỏ đi là vừa. Hiện nay nhóm này có một kế hoạch hoạt động đang chế ngự nhiều lãnh vực ở Mỹ cũng như trên thế giới, đặc biệt về ngành giáo dục và tư tưởng.

Tiếng nói của nhóm là tờ "New Age". Và cuốn "hiến chương" chính của nhóm rất có ảnh hưởng này là "The Aquarian Conspiracy" , tạm dịch là "Mưu Đồ Cho Hai Ngàn Năm Tới". Vì họ dựa vào múi tử vi vận hành trăng sao: hai ngàn năm đang qua là thuộc con cá biểu trưng của Kitô giáo, hai ngàn năm tới là dấu hiệu người xách nước, cần phải khai trừ Kitô giáo. Nhóm này khéo cấu kết, móc nối để khai thác một số lý thuyết từ những truyền thống đông phương và bóp méo đi cho phù hợp với luận điệu của họ, thổi phồng và hỗ trợ một số trào lưu và sách báo có lợi cho họ.

Chủ trương căn bản của Mưu Đồ Thời Mới là:

1. Loại trừ mọi tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo ra khỏi hai ngàn năm sắp đến. Chẳng có Chúa tạo dựng quan phòng nào cả. Vũ trụ chẳng qua chỉ là một khối lực tự sinh, không ngôi vị. Ánh sáng chân lý tự tỏa từ bên trong. Như vậy con người có thể dùng chính sức của mình chứ không cần ơn trên nào cả, để trở thành "Người Mang Ánh Sáng" (Lucifer), Người Xách Nước (Aquarian) mang sự sống.

2. Không có gì tuyệt đối nên không còn phải tùy thuộc vào một hệ thống niềm tin tôn giáo nào. Mọi niềm tin và mọi chân lý đều tương đối, không có vấn đề sai trái. Muốn tin gì thì tin. Đây là một mưu đồ chiến lược hỏa mù đánh lận con đen: sau khi đã gây hoang mang xáo trộn và tẩy não loại trừ tôn giáo, thì đương nhiên một thứ tôn giáo mới ra đời với một cấu kết chiến lược Thời Mới của "Người Mang ánh Sáng".

3. Niềm tin chỉ là chân lý khi chứng minh được bằng thực nghiệm, có nghĩa là các tôn giáo đều là huyền hoặc, (kể cả đạo Chúa lẫn đạo Phật).

4. Lũng đoạn những lãnh vực có ảnh hưởng lớn như giáo dục, tư tưởng, sách báo, truyền hình… để đám đông cứ thế mà theo một "trật tự mới" với bậc thang giá trị mới đã được mưu đồ đo lường tính toán. Lâu lâu lại cho một bảng thống kê của một "viện thăm dò" nào đó, moi dữ kiện từ đâu cũng chẳng ai biết được, rồi một ấn tượng chế ngự: đa số vậy cả mà, không theo là không giống ai.

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:52 PM | Message # 40
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
THỜI ĐIỂM MẶT TRĂNG CHỈ NGÓN TAY

Tôn giáo thường được ví như ngón tay chỉ mặt trăng. Nhưng ngày nay có nhiều thứ "ngón tay" rùng rợn lắm. Nào là ôm bom tự sát xông vào đám đông bất phân biệt là ai. Nào là toan tính cho nổ cả nhiều chiếc máy bay, coi "bọn Âu Mỹ" là phản tặc (infidel). Náo là nhào vô nhà thờ Kitô giáo đốt phá, cho rằng như vậy là có công thêm vì đã tiêu diệt được các thứ đạo thù nghịch!

Như vậy niềm tin cũng phải được xét lại cho đúng, bởi có nhiều thứ ngón tay chỉ loạn đường!

CẦN NHÌN CHO KỸ NGÓN TAY CHỈ

Báo chí đưa tin: Cô Hina Saleem, người Pakistan đang cùng với gia đình cư ngụ tại Ý. Vào ngày 11 tháng 8 năm 2006, cô bị cả gia đình lên án và quyết định giết cô để bảo vệ danh dự gia đình. Chính người bố là Mohammed Saleem đã cầm giao chặt đứt cổ cô. Nguyên nhân vì cô đã không chịu tuân theo quyết định của gia đình, buộc cô phãi lấy người chồng đồng hương là người Hồi Giáo Pakistan. Trong khi đó, cô lại đi làm cho một cửa hàng bán rượu, một điều mà Hồi Giáo nghiêm ngặt cấm đoán. Nghiêm trọng hơn nữa là cô lại muốn lấy một người Ý năm nay 30 tuổi. Cả hai việc này làm mọi người trong gia đình cô không thể chịu đựng được nữa nên thảm kịch vì danh dự gia đình đã xảy ra.

Quả thật là ngày nay có nhiều thứ niềm tin cực đoan gây giết chóc tan hoang! Ở Mỹ có một số người theo đạo Satan, chuyên môn đi giết người để hút máu như vụ con bé Heather Wendorf ở Florida. Chúng tin rằng hút máu như vậy sẽ được trường sinh. Rồi vụ mấy chục người ở San Diego tự tử tập thể với niềm tin có thể bay theo kịp sao chổi. Tin như vậy mà không bàn cãi, không có gì sai trái làm sao được?! Và còn biết bao điều mê tín dị đoan thì sao?

Đây cũng là dấu chỉ của thời đại. Một đàng tạo sự rối loạn về mọi niềm tin, một đàng lại đi tấn công các tôn giáo truyền thống, bảo rằng chân lý niềm tin phải được chứng minh bằng thực nghiệm cuộc đời. Nói như vậy cũng có nghĩa là muốn phá bỏ nhiều niềm tin tôn giáo.

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:53 PM | Message # 41
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
BỐ THÍ BA-LA-MẬT LÀ GÌ?


Như ta đã thấy trước đây, giáo lý của Phật Thích Ca chỉ nhằm vào mục tiêu duy nhất là “Diệt Khổ”, đem lại sự yên lặng, hạnh phúc cho tâm hồn được giải thoát. Ngoài ra, Ngài đều cho là phù phiếm, vô ích cả, ngay những tranh luận siêu hình về Chân Lý mà các nhà trí thức đương thời ưa thích nhất”(127).

[color=green]a. Tâm-Bình-Đẳng là gì?

Theo lịch sử của Phật Giáo, sau khi Phật đã nhập diệt rồi, giáo thuyết của Đức Phật được giải thích khác nhau, và chia thành rất nhiều tông phái. Vả lại, các tông phái được tự do diễn giảng, làm sao cho hợp với hoàn cảnh, với trình độ trí thức và sự hiểu biết của các tín đồ, không cần noi theo một tín điều nào. Ngoài sự phân chia ra Tiểu Thừa và Đại Thừa, ta còn thấy trong Đại Thừa cũng có hai phái chính là “Quyền Đại Thừa” chủ trương vạn sự vạn vật đều do Tâm mà có, ngoài Tâm ra, không có gì cả. Phái này cũng gọi là Tâm Tông, hay Bắc Tông do thiền sư Đạo Sinh, và Thần Tú sáng lập (chết 706) “Thực Đại Thừa”, cũng gọi là Không Tông, hay Nam Tông do Tăng Triệu và Huệ Năng chủ truơng: “Phi Hữu Phi Không, Diệc Hữu Diệc Không” (chẳng “có”, chẳng “không”, mà cũng “có”, cũng “không”). Do dó, Tiểu Thừa chủ trương “Chấp Hữu”, nghĩa là cho vạn sự vạn vật là “thật có”. “Quyền Đại Thừa” (Bắc Tông), chủ trương “Chấp Không”, nghĩa là ngoài “Tâm” ra, vạn vật “không có” gì cả; nhưng “Thực Đại Thừa”, thì lại cho rằng: vừa “có”, lại vừa “không”, nghĩa là không phân biệt “Có-Không”, Thiện-Ác: coi vạn sự vạn vật đều hoàn toàn Bình Đẳng như nhau: đó gọi là thực hiện được “Tâm-Bình-Đẳng” (Upekkha), cũng gọi là “Tâm-Vô-Sai-Biệt”. Trái lại, nếu phân chia có Ta có Người, có Thiện, có Ác, có Sống, có Chết, có Phiền não, có Bồ Đề, có Luân Hồi, có Niết Bàn..., là có Tâm-Sai-Biệt.
“...Tiểu Thừa tuy nhận vạn tượng là Sai Biệt mà chưa biết đến chỗ Bình Đẳng của Bản Thể. Quyền Đại Thừa thì tuy phá được chỗ sai biệt của vạn tượng và biết đến chỗ Bình Đẳng của Bản Thể, nhưng chưa rõ đến chỗ Trung Đạo của Thực Đại Thừa: Bản Thể=Hiện Tượng; Hiện Tượng=Bản Thể; Sinh tử=Niết bàn; Niết Bàn=Sinh Tử…, Phiền Não tức Bồ Đề”. (128).

Theo đại chúng phật tử, muốn thực hành đức Từ Bi, thì cần tuân giữ ba đức hạnh như đã kể trên là: Metta, Karuna, và Mudita. Nhưng theo phái thiền sư Không Tông (Nam Tông), thì bậc cao siêu nhất của Tình Thuơng là “Tâm-Bình-Đẳng. Theo họ, các vị Bồ Tát, các bậc Đại Giác đều giữ thái độ thản nhiên, vô tư, không phân biệt Thiện/Ác, khen/chê, thương/ ghét, lợi/hại, sống/chết, hoặc là Ta/Người (khác), không phân biệt chúng sinh và “Phật” (nói chung về người đã được giác ngộ), không có “Mê” và “Ngộ”, không có phiền não và Bồ đề (tượng trưng cho sự im lặng, an vui).

“Bởi Vô Minh, nên nhận lầm có “Nhân” có “Ngã”, mới có Thiện, có Ác,có lợi, có hại. Trái lại, nếu nhận rõ tất cả là Một, Ta là Người, thì vấn đề Lợi/Hại, Thiện/Ác sẽ không còn nữa, vì cái hại của kẻ này là cái lợi của kẻ kia, cái lợi của người kia là cái hại của người nọ..không có cái gì thêm cho ai, bớt cho ai, lợi cho ai, hại cho ai cả, vì tất cả là Một, vì tất cả là Ta”. (129).

LM CG

[/color]

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:54 PM | Message # 42
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
b. Bố Thí Ba-La-Mật là gì?

Trước hết nên tìm hiểu ý nghĩa của các danh từ chuyên môn dùng trong Thiền Tông như: Bát Nhã, Trí Huệ Bát Nhã, Ba-La-Mật...

BÁT NHÃ, dịch âm bởi chữ PRAJNA (Sanskrit), PANNA (Pali). Bát Nhã là gì? Đó là một Trí Huệ, một sự hiểu biết khác với sự hiểu biết thông thường, do đó, gọi là “TRÍ HUỆ BÁT NHÔ. Thế nào là sự hiểu biết khác thường? Đây là sự hiểu biết “sâu xa”,”vượt” không gian và thời gian,”vượt” thế giới “Nhị Nguyên”, tức phân biệt Thiện/Ác, Ta/Người, Lợi/ Hại, nghĩa là” vượt” trên mọi cặp mâu thuẫn, mọi sự biện luận khẳng định (có), phủ định (không có): vì cả hai là Một. Đó cũng gọi là Bình đẳng Luận, hay Nhất Nguyên Luận, Nhất như Luận. Do đó, mới có những thành ngữ như: “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”, hay “Hữu tức Vô, Vô tức Hữu”.

Pháp môn Không Tông này chống lại các hình thức lý luận biện biệt, phân chia ra Phải/Trái, Có/Không... mà họ gọi là Nhị Nguyên Luận. Vì “Trí Huệ Bát Nhã” là sự hiểu biết khác thường, “vượt khỏi bên kia bờ” của những nhận thức và suy luận Nhị Nguyên, phân chia, phân tích cái này khác cái kia…, nên mang tên đặc biệt là “Trí Huệ Bát Nhã Ba-La-Mật” (sẽ giải thích ở duới đây).

BA-LA-MẬT là gì? Ba-La-Mật là dịch âm của tiếng “PARAMITA” (sanskrit), Tàu dịch nghĩa là “đáo bỉ ngạn”, nghĩa là “đến bờ bên kia”. Theo thiền sư phái Không Tông, từ trong bể khổ, nhờ tu theo “Trí Huệ Bát Nhã Ba-La-Mật”, nghĩa là “vượt” hẳn lối Lý Luận theo LÝ Trí biện biệt, phân chia Nhị Nguyên, chúng sinh có thể sang bên kia bờ Giải Thoát của chư Phật.” Danh từ “đáo bỉ ngạn” (đến bờ bên kia, Ba-La-mật=Paramita) cũng chỉ là một nghĩa bóng mà thôi, chứ thực ra thì “cái bờ” ấy “không ở đâu cả, nhưng ở đâu cũng có”, tức là chỗ mà Trang Tử, ở Thiên Tiêu Diêu Du gọi là “vô hà hữu chi hương” mà nhà Phật gọi là “ưng vô sở trụ” (Tâm không vướng mắc (Trụ) vào đâu cả)”.

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:55 PM | Message # 43
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Phương pháp tu hành của phật Giáo có sáu điều phải thực hiện, gọi là “LỤC ĐỘ” như: Bố Thí (Dana, Charity), Trì Giới (Sila, Morality), Nhẫn Nhục (Kshanti, Patience), Tinh Tấn (Virya,Vigour), Thiền Định (Dhyana, Meditation), và Trí Huệ (Prajna, Wisdom). Đó là cách tu theo Bồ Tát Thừa, theo lối thường, vì còn phân biệt Nội/Ngoại, Thị/Phi, Thiện/Ác, Vinh/ Nhục, nghĩa là vẫn còn những cặp mâu thuẫn.

Theo phái Không Tông, thì “dù có tu “Lục Độ”, cũng phải “vượt” lên khỏi “Lục độ”, vì đối với Bát Nhã Ba-La-Mật, thì “lục độ” cũng vẫn có “chấp trước”, nên hoàn toàn vô nghĩa và không hiệu lực gì đối với vấn đề Giải Thoát cả. Bởi vậy, tu “lục độ” mà muốn đừng mắc trong lục độ, bị luân hồi sinh tử, thì phải tu “Lục Độ Ba-La-Mật”... tức là “BỐ THÍ BA-LA-MẬT”, “Trì Giới Ba-La-Mật”, “Nhẫn Nhục Ba-La-Mật”, “Tinh Tấn Ba-La-Mật”, “Thiền Định Ba-La-Mật”, “Trí Huệ Ba-La-Mật”.

Do đó, “BỐ THÍ BA-LA-MẬT” là không vị lợi, vị danh, nhưng là một hành động tự nhiên, không tính toán lợi hại. Bố thí mà “chẳng thấy có mình là người bố thí, cũng chẳng thấy có người được mình bố thí” (thọ thí). Bố thí “như hành động tự nhiên và vô niệm (niệm vô niệm=không còn ý niệm phân hai=Chánh niệm=Bát Nhã) của Mặt-Trời chiếu sáng vạn vật mà không hay rằng mình chiếu sáng, và cũng không chiếu sáng cho riêng ai, cho kẻ thân hay người thiện… mà là chung cho tất cả mọi người và mọi vật”. (130).

Nói tóm lại, nền luân lý, đức Từ Bi của Phật Giáo có tính chất thực tiễn đem lại lợi ích cho mình (tự giác) và giúp tha nhân, giúp đời bớt đau khổ (giác tha). Niệm Phật, kinh kệ, cúng bái để đem lại lợi ích thiết thực cho đời sống hiện tại như mong được lành bệnh, sinh con, được mùa, v.v. “Tụng Niệm” để tìm ra chân lý, tìm thấy chân tính, hay Phật Tính, giúp tâm thần được sảng khoái, phong phú hơn trong kiếp sống hiện tại. Nền luân lý và đức Từ Bi, được dân chúng cố gắng tuân theo, giúp cho mối tương quan giữa người với người thêm tươi thắm, đậm đà, thương mến hơn(131)!

TOÁT LƯỢC MẤY ĐẶC ĐIỂM

1. Nền Luân Lý, đức Từ Bi, theo ý định của vị sáng lập là Đức Phật Thích Ca, mang tính chất thực tiễn, hiện thực, hiện thế, cấp cứu, để cứu vớt nhân loại bớt đau khổ.

2. Sau khi Đức Phật đã nhập diệt rồi, thì giáo lý của Ngài được chia ra rất nhiều môn phái khác nhau. Mỗi môn phái được tự do giải thích, không bị ràng buộc bởi một tín điều nào. Theo lịch sử Phật Giáo, thường chia ra phái Tiểu Thừa, chủ trương “Tự Giác”, chỉ chuyên lo việc tự độ cho bản thân mình. Phái Đại Thừa chủ xướng “Tự Giác nhi Giác Tha”, cứu mình và giúp đỡ người khác nữa.

3. Giáo thuyết của hai phái Tiểu Thừa và Đại Thừa có nhiều quan điểm khác biệt, nhưng cả hai đều chủ trương “TỰ ĐỘ”, nghĩa là tự mình cứu lấy mình, không ai có thể thay thế, hay ban ơn giáng phúc cho mình được. Đức Phật chỉ làm gương cho mình bắt chuớc, chứ không ban ơn gì cho mình.

4. Bởi đó, muốn được cứu độ, thì phải tự mình noi gương Đức Phật và các vị Bồ Tát, La Hán…, thực hành những phương pháp tu hành như: Ngũ Giới, Tam Độc, và “Lục Độ”..., mục đích là giúp phật tử tự tìm ra chân tính của mình, để được “Giác Ngộ”.

5. Trong Lục Độ, thì đức Từ Bi đứng đầu và quan trọng hơn cả. Vì thế, các thiện nam tín nữ đã tôn phong Đức Phật Thích Ca như Vị Thần, hiện thân của đức Từ Bi, có quyền phép ra tay cứu vớt, và ban ơn phúc cho chúng sinh. Một Vị Bồ Tát khác cũng được tôn kính làm “Phật Bà Quan Âm”, hiện thân cho đức Từ Bi, hay cứu vớt trẻ con, và người hiếm muộn.

6. Theo cách thực hành chung của đại đa số tín đồ Phật tử, thì việc thi hành đức Từ Bi là cứu giúp tha nhân, từ trong gia đình ra ngoài xã hội để cầu phúc báo. Nhưng phái Phật học theo Nhất Nguyên Luận chủ trương “Vô Ngã”, “Vô”, vũ trụ là Một, nên chống lại cách dùng Lý Trí để biện biệt, phân chia, phân tích mà họ gọi là “Nhị Nguyên Luận”. Đặc biệt phái Đại Thừa Nam Tông (Không Tông), vì trung thành với Nhất Nguyên Luận, nên cho rằng phải đạt được “Tâm-Bình-Đẳng” khi thực hành đức Từ Bi, nghĩa là không phân biệt Ta/Người, Thiện/Ác, Phiền Não/Niết Bàn, Lợi/Hại… Cách thực hành đức Từ Bi như thế, gọi là “Bố Thí Ba-La-Mật”.

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:56 PM | Message # 44
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
ĐỨC BÁC ÁI CỦA THIÊN CHÚA GIÁO

Thiên Chúa Giáo là ĐẠO chỉ thờ Một THIÊN CHÚA duy nhất, mọi vật mọi loài đều bởi Thiên Chúa mà có và phải qui hướng về Chúa như là Căn Nguyên. Vạn sự vạn vật tồn tại, tồn hữu là nhờ Tình Yêu Thương Vô Hạn, và Vô Điều Kiện (uncondional Love) của Thiên Chúa ban phát ra, vì bản thể của Thiên Chúa được định nghĩa là: “Thiên Chúa là Yêu Thương” (I Gioan 4:39). Do đó, trong Thiên Chúa Giáo, Thần Học, Triết Học, tín điều, phụng tự, luật pháp, v.v. đều lấy Tình Yêu Thương Vô Hạn của Thiên Chúa làm nền tảng, lý do để giải thích. Chẳng hạn, vì Yêu Thuơng mà Chúa dựng nên trời đất, vũ trụ; cũng vì Yêu Thương vô điều kiện mà Chúa tạo dựng con người, và đã sai Thánh Tử giáng thế làm Người để thay cho nhân loại, làm lễ vật Hy Sinh, đền tội, chuộc tội cho nhân loại được Hồng Ân Cứu Độ.

Sau đây, ta sẽ lần lượt diễn giảng:

A. Nền tảng, của đức Bác Ái phát xuất từ Tình Ái Vô Biên của Chúa, và từ Chúa KyTô là Gương Mẫu.

B. Mối liên hệ “tương tự” giữa Tình Ái của Chúa và tình yêu của loài người, như thế nào? Tình Yêu của Chúa “giống”, và “khác” tình yêu của ta làm sao?

C. Tình Yêu là sự “đối đáp”, là mối tương giao giữa các “Nhân vị”, với nhau, nghĩa là giữa “Người” với “Người”'

D. Do đó, muốn có tình yêu thương thật sự, thì cần mấy đặc tính như: vì chung một lý tuởng, nên cùng nhau chia sẻ những khó khăn; tôn trọng sự tự do, bình đẳng, quyền lợi của nhau; thực thi đức Bác Ái bằng việc làm cụ thể như ân cần chăm sóc, tha thứ khuyết điểm và giữ lòng chung thuỷ, trung thành với nhau...

THIÊN CHÚA LÀ CĂN NGUYÊN CỦA ĐỨC BÁC ÁI

Vạn sự vạn vật đều qui hướng về Thiên Chúa như Nguyên Uỷ và Cứu Cánh. Trong lãnh vực Tình Ái cũng vậy. Đức Bác Ái, động lực nội tại phát sinh các nhân đức khác, phải đặt nền tảng lý do tồn tại (raison d'être) nơi Tình Thương Vô Hạn của Thiên Chúa. Tình Ái Tuyệt Đối này, chính là Bản Tính của Thiên Chúa, đã được biểu lộ, mặc khải nơi Đấng Cứu Thế, là Chúa Giêsu Kytô. (132).

1. Tình Ái của Thiên Chúa là Gương Mẫu

Tình Thương vô biên, bao la của Chúa đối với nhân loại, đã là mẫu mực và là động lực khiến mỗi người phải yêu thương tha nhân đồng loại. Vì Chúa đã tạo dựng nên ta và yêu thương ta, nên ta phải yêu mến Chúa. Đó là giới răn thứ nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng quan trọng như giới răn thứ nhất, tức là “Yêu người như mình ta vậy”, vì mọi người đều là con cái của Chúa sinh ra. Do đó, giá trị cao quí của con người đặt nền tảng tại sự liên hệ với Chúa, tại tình nghĩa tử mà Chúa đã tự ý ban “nhưng không”. Nhân loại “có”, là vì Chúa “Có”. Kinh Thánh viết: “Con người trở thành giống như Chúa (eritis sicut Deus: Gen. 3:5), vì con người mang trong mình “hình ảnh”, tức sự “tương tự”của Chúa (Gen 1:27,5:1, I Gioan 3:1-3)(133).

Trong Thiên Chúa Giáo, Mầu Nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thể, tức là Chúa Giêsu KyTô giáng thế làm Người: đó là Tột Đỉnh của Tình Ái Thiên Chúa đối với nhân loại và đối với cả vũ trụ càn khôn. Vì Yêu Thương loài người vô bờ bến, vô hạn, mà Thiên Chúa đã sai Thánh Tử giáng trần để mặc khải Mầu Nhiệm Tình Ái của Chúa cho nhân loại. Do đó, chính Đấng Cứu Thế là “Hiện Thân” của Tình Ái Thiên Chúa. Các Lời Ngài giảng dạy, các phép lạ, các cử chỉ, hành động đối với người nghèo, bệnh nhân, trẻ em, phụ nữ, bà góa... nhất nhất đều biểu lộ Tình Ái của Thiên Chúa đối với nhân loại! Bởi vậy, Chúa Giêsu KyTô là Gương Mẫu, là Thủ Lãnh của Dân Chúa, tức Hội Thánh gồm những tín hữu hoan hỉ đón nhận Tin Mừng do Chúa Cứu Thế tuyên bố. Suốt trong lịch sử đã có hằng triệu triệu tín đồ, tu sĩ nam nữ, chỉ lấy Chúa Giêsu KyTô làm Mẫu Mực cho đời sống tận hiến để phục vụ tha nhân.

Tình Bác Ái của Chúa Cứu Thế cũng là “Khuôn Vàng Thước Ngọc” để đo mức độ về đời sống trọn lành, thánh thiện. Ai càng nên giống Chúa hơn, thì càng tới gần sự thiện hảo hơn. Do đó, ta thấy các Thánh Anh Hùng Tử Đạo, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đức Tin, bắt chước Chúa chịu chết trên Thánh Giá để đền tội cho nhân loại. Cũng có những tu sĩ nam nữ sống đời tận hiến, trinh khiết để cầu nguyện, hoặc giúp đỡ người đau khổ, nghèo khó. Khi rửa chân cho các môn đệ, để dạy họ sống hoàn toàn theo gương mẫu của Chúa, Ngài phán: “Thầy ban cho chúng con một điều răn mới, là chúng con phải thương yêu nhau. Thầy đã yêu chúng con thế nào, chúng con phải yêu nhau như vậy” (Gioan 13:34).

 
mynhanDate: Chủ nhật, 22-08-2010, 2:56 PM | Message # 45
Đông Cung Hoàng Hậu
Người quản lý
Messages: 100
Awards: 0
Reputation: 2
Status: Offline
Mỗi người phải yêu thương tha nhân vì muốn bắt chước noi gương tình Chúa yêu thương ta. Bởi vậy, nếu ta không biết yêu tha nhân, thì ta cũng không thể yêu mến Chúa được. Yêu mến tha nhân đồng loại là hàng ngang! Trước hết, tự nhiên ta cảm thấy yêu mến cha mẹ, anh chị em ruột thịt, sau đó, tình yêu mới tỏa rộng ra bên ngoài tới bà con thân thuộc, họ hàng, xóm làng, bạn hữu, đồng hương, và xa hơn nữa là tình liên đới quốc tế.

Tình ái lan rộng từ một tiểu vũ trụ đến một đại vũ trụ, từ một trái tim nhỏ bé, “nở” ra một bầu nhiệt huyết bao trùm vũ trụ. Từ trong thâm tâm ta cho đến bên ngoài vũ trụ, đâu đâu cũng thấy tiềm tàng, nung nấu một tình thương dạt dào. Và từ thế giới con người ta vươn ra ngoài vũ trụ càn khôn, rồi từ vũ trụ càn khôn, ta vượt lên thế giới vô hình, lên Đấng Tuyệt Đối. Đó là chiều dọc siêu việt của Tình Yêu! Nhưng bất cứ ở kích thước nào, ta vẫn thấy tình thương tiềm ẩn. Do đó, nơi trái tim nhỏ bé của con người, chính là” nơi chốn” (locus) gặp gỡ của Hữu Hạn và Vô Biên: Từ Hữu Hạn vượt lên Vô Biên, hoặc từ Vô Biên trở về Hữu Hạn. (134).

2. Tình Ái Vĩnh Cửu

Thiên Chúa là Vĩnh Cửu và Thiên Chúa là Yêu Thương, nên Tình Ái của Chúa là Vĩnh Cửu, từ trước vô cùng vẫn có và còn tồn tại đời đời kiếp kiếp về sau. Do đó, tình yêu tha nhân đồng loại cũng phải bền vững luôn mãi muôn đời. Tại sao? Vì giới răn thứ hai, “Yêu người”, cũng giống giới răn thứ nhất “Mến Chúa”' vì con người giống “hình ảnh” Chúa, nghĩa là có Chúa ngự tại nội tâm của con người, nên con người được chia phần, được tham dự vào sự Vĩnh Cửu của Chúa. Do đó, đời sống vĩnh cửu (trên thiên đàng) vẫn phải có tình yêu mến tha nhân, vì (trên thiên đàng) con người luôn luôn yêu mến Chúa. Đức Tin, Đức Cậy thì qua đi, khi ta nhìn thấy Chúa “nhãn tiền”, nhưng Đức Mến “chẳng hề qua đi” (I Cor 13:13). Bởi vậy, Đức Mến là nền tảng của các nhân đức khác, vì nhờ Đức Mến mà con người hữu hạn có thể kết hợp, giao hòa với Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối, Vô Biên.

 
Vương Quốc Anh33 » Linh tinh » Tâm linh » ĐẠo LÝ GÓp NhẶt ĐÓ ĐÂy
Search: